Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nó tham gia vào các chức năng của hơn 300 enzym và tham gia vào nhiều quá trình quan trọng trong cơ thể bạn.
Ngoài ra, kẽm còn được coi là một chất chống oxy hóa giúp sửa chữa các tác động của quá trình oxy hóa trong cơ thể.
Sự thiếu hụt khoáng chất này có thể gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe như giảm chức năng miễn dịch, tiêu chảy,… Một số người có nguy cơ thiếu kẽm, bao gồm trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
Kẽm là một khoáng chất thiết yếu có trong nhiều loại thực phẩm. Một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh bao gồm các thực phẩm giàu kẽm sẽ đáp ứng nhu cầu của mọi người.
Cơ thể không tự tổng hợp được kẽm mà cần được cung cấp qua thực phẩm.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoảng trên 50% người cao tuổi có nguy cơ bị thiếu kẽm. Lượng kẽm thấp có liên quan đến hệ thống miễn dịch của người cao tuổi. Ở người cao tuổi, chức năng miễn dịch suy giảm làm tăng tính nhạy cảm với viêm phổi và cúm, ngoài ra còn làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tự miễn và ung thư.
Nghiên cứu đã cho thấy, duy trì lượng kẽm đầy đủ có thể hạn chế sự suy giảm chức năng miễn dịch thường xảy ra theo tuổi tác. Đặc biệt, việc duy trì tình trạng kẽm đầy đủ có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa viêm phổi ở người cao tuổi.
Ở người lớn tuổi, hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn dẫn đến việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn không còn như trước khiến cho lượng kẽm trong cơ thể thường không được cung cấp đủ.
Cải thiện tình trạng thiếu hụt kẽm giúp cải thiện chức năng của hệ thống miễn dịch và tăng khả năng chống nhiễm trùng là điều cần thiết đối với người cao tuổi. Duy trì khả năng miễn dịch khỏe mạnh thông qua một chế độ ăn uống giàu chất phytochemical và các chất dinh dưỡng cần thiết. Các chất phytochemical từ các loại rau, trái cây nhiều màu sắc và các loại thực phẩm thực vật khác cũng có tác dụng chống vi khuẩn và tăng cường miễn dịch.
Bạn có thể được cung cấp nhiều kẽm khi ăn các loại thịt như thịt bò, thịt cừu và thịt lợn. Trên thực tế, một khẩu phần 100g thịt bò xay sống chứa 4,8 mg kẽm, chiếm 44% nhu cầu hàng ngày đối với loại khoáng chất này.
Các loại thịt đỏ chứa nhiều kẽm.
Cần lưu ý rằng ăn một lượng lớn thịt đỏ, đặc biệt là đã qua chế biến có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim và một số bệnh ung thư. Vì vậy bạn nên giữ lượng thịt chế biến ở mức tối thiểu và tiêu thụ thịt đỏ chưa qua chế biến cùng với một chế độ ăn nhiều trái cây, rau và chất xơ.
Động vật có vỏ là nguồn cung cấp kẽm ít calo và lành mạnh. Hàu chứa một lượng kẽm đặc biệt cao, với 6 con hàu trung bình cung cấp 32mg, tương đương 291% nhu cầu hàng ngày.
Các loại động vật có vỏ khác như tôm, cua và trai chứa ít kẽm hơn hàu nhưng vẫn là nguồn tốt.
Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai, hãy đảm bảo động vật có vỏ được nấu chín hoàn toàn trước khi ăn để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Các loại động vật có vỏ chứa kẽm và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khác.
Tuy nhiên, đậu cũng chứa phytates. Những chất kháng dinh dưỡng này ức chế sự hấp thụ kẽm và các khoáng chất khác, có nghĩa là kẽm từ các loại đậu không được hấp thụ tốt như kẽm từ các sản phẩm động vật.
Mặc dù vậy, chúng có thể là nguồn cung cấp kẽm quan trọng cho những người theo chế độ ăn thuần chay hoặc ăn chay. Chúng cũng là một nguồn protein và chất xơ tuyệt vời, có thể dễ dàng thêm vào súp, món hầm và salad.
Các loại đậu đều chứa một lượng kẽm đáng kể.
Quả hạch cũng chứa các chất dinh dưỡng lành mạnh khác, bao gồm chất béo lành mạnh và chất xơ, cũng như một số vitamin và khoáng chất khác.
Nếu bạn đang tìm kiếm một loại hạt chứa nhiều kẽm, thì hạt điều là một lựa chọn tốt. 1 khẩu phần khoảng 30g chứa 15% nhu cầu kẽm hàng ngày.
Các loại hạt cũng là một món ăn nhẹ nhanh chóng và tiện lợi và có liên quan đến việc giảm các yếu tố nguy cơ mắc một số bệnh, như bệnh tim, ung thư và đái tháo đường.
Các loại hạt là món ăn bổ sung rất lành mạnh cho chế độ ăn uống của bạn.
5. Sữa
Thực phẩm từ sữa như pho mát và sữa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm cả kẽm. Sữa và pho mát là hai nguồn chứa một lượng kẽm sinh học cao, có nghĩa là kẽm trong những thực phẩm này có thể được cơ thể bạn hấp thụ tối đa.
Ví dụ, 100g phô mai cheddar chứa khoảng 28% nhu cầu kẽm tiêu thụ hàng ngày, trong khi một cốc sữa nguyên chất béo chứa khoảng 9%.
Những thực phẩm này cũng đi kèm với một số chất dinh dưỡng khác được coi là quan trọng đối với sức khỏe của xương, bao gồm protein, canxi và vitamin D.
Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp kẽm tốt.
Trứng chứa một lượng kẽm vừa phải và có thể giúp bạn đạt được mục tiêu hàng ngày.
Ví dụ, 1 quả trứng cỡ lớn chứa khoảng 5% nhu cầu kẽm hàng ngày. Một quả trứng cung cấp 77 calo, 6g protein, 5g chất béo lành mạnh và nhiều vitamin và khoáng chất khác, bao gồm cả vitamin B và selen.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.