Bên cạnh những ảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng khi mắc bệnh, hậu COVID-19 còn dẫn đến những hệ lụy đáng quan ngại cho sức khỏe tiêu hóa và cơ xương khớp ở người lớn tuổi, cần giải pháp dinh dưỡng để phục hồi.
COVID-19 làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, sử dụng kháng sinh không đúng liều lượng gây loạn khuẩn ruột… có thể khiến người bệnh bị tiêu chảy kéo dài hậu COVID-19.
Ước tính của WHO cũng cho thấy 10-20% bệnh nhân COVID-19 trải qua các triệu chứng kéo dài trong nhiều tháng sau khi mắc bệnh, thời gian này tùy thuộc vào từng thể trạng của người bệnh. Trong đó, hai vấn đề thường gặp ở người lớn tuổi là suy giảm hệ tiêu hóa và cơ xương khớp.
Những người chưa từng bệnh cơ xương khớp cũng cảm thấy đau nhức, mỏi cơ xương khớp nhiều hơn sau COVID-19
Hậu COVID-19 ở người lớn tuổi còn gây ho, hụt hơi, khó thở kéo dài, tim không ổn định, huyết áp tăng, căng thẳng, lo âu và ảnh hưởng giấc ngủ.
Việc suy giảm sức khỏe ở người cao tuổi là khó tránh khỏi, nhất là sau COVID-19. Một kết quả khảo sát đánh giá tình trạng hậu COVID-19 do Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam vừa công bố cho thấy, khả năng mắc hậu COVID-19 không liên quan mức độ nghiêm trọng khi nhiễm bệnh.
Do đó, người cao tuổi, đặc biệt là đối tượng đã mắc COVID-19, bên cạnh chế độ ăn uống, rèn luyện thể chất thì cần thêm một giải pháp bổ sung để cân đối dinh dưỡng.
Sữa là một trong các giải pháp dinh dưỡng bổ sung tiện lợi, phổ biến và phù hợp với đối tượng người cao tuổi.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sức khoẻ cơ thể tuổi 50+ và chế độ dinh dưỡng cân bằng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.
Tình dục được cho là một hoạt động thú vị, nhưng thật khó để vui vẻ nếu bạn liên tục lo lắng về việc mình đang làm tốt như thế nào. Nếu bạn muốn làm cho cuộc sống tình yêu của mình trở nên hấp dẫn trở lại, hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn có thể bị lo lắng về hiệu suất tình dục và nhận một số mẹo để giúp bạn thoải mái.