Mối liên hệ giữa giấc ngủ và huyết áp.
Dữ liệu được thu thập trong 16 nghiên cứu thực hiện từ năm 2000 đến năm 2023, với sự tham gia của hơn 1 triệu người ở 6 quốc gia cho thấy nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp (cao huyết áp) tăng 7% ở những người ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm.
Nhóm nghiên cứu từ Trung tâm Tim mạch Tehran (Iran) cho biết những người ngủ trung bình 5 giờ mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn 11% so với những người ngủ đủ 7-8 giờ.
Theo tiến sĩ Kaveh Hosseini, tác giả chính của nghiên cứu, khi bạn ngủ ít (tức là ngủ ít hơn 7 giờ mỗi ngày) sẽ có nhiều khả năng bị tăng huyết áp trong tương lai. Thói quen ngủ từ 7-8 giờ theo khuyến nghị của các chuyên gia về giấc ngủ không chỉ tốt cho huyết áp mà còn có thể tốt cho sức khỏe tim mạch.
Giấc ngủ và sức khỏe tim mạch của những người tham gia vào 16 nghiên cứu được theo dõi trong thời gian trung bình là 5 năm (từ 2,4 đến 18 năm, tùy thuộc vào nghiên cứu). Các phát hiện này đã được điều chỉnh theo các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim khác, chẳng hạn như tuổi tác, giới tính, cân nặng và thói quen hút thuốc.
Tác hại của việc thiếu ngủ đối với huyết áp cũng được đánh giá là có sự khác nhau giữa hai giới. Theo tiến sĩ Kaveh Hosseini, thống kê cho thấy ngủ ít dường như khiến phụ nữ gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn về sức khỏe.
Lý do chính xác liên quan đến việc thiếu ngủ với nguy cơ mắc bệnh tim vẫn chưa rõ ràng. Nhưng nhóm nghiên cứu tin rằng có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng bao gồm ăn quá nhiều, sử dụng rượu, làm việc ca đêm, sử dụng một số loại thuốc, lo lắng, trầm cảm, ngưng thở khi ngủ hoặc các chứng rối loạn giấc ngủ khác. Đặc biệt, chứng ngưng thở khi ngủ là một yếu tố nguy cơ cao đối với các vấn đề về tim.
Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày vào ngày 7/4 tại cuộc họp thường niên của Hội tim mạch học Hoa Kỳ (American College of Cardiology) ở Atlanta.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phục hồi sau tình trạng thiếu ngủ mất nhiều thời gian hơn bạn nghĩ.
Các hành vi tiêu cực và chống đối xã hội có thể được quản lý, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn ở tuổi trưởng thành.
“Xiên bẩn”- món quà vặt không còn xa lạ với nhiều người, nhất là trẻ em. Với mức giá chỉ từ 2.000 đồng/xiên nhưng tiềm ẩn đầy nguy cơ có hại cho sức khỏe. Từ lâu, câu chuyện quà vặt ở cổng trường không thể xem là… chuyện nhỏ.
Ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng là một trong những ngộ độc có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được bù dịch đúng cách và điều trị kịp thời.
Sức khỏe tinh thần của trẻ em trong mùa thi là một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi căng thẳng và áp lực học tập ngày càng gia tăng. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ, biểu hiện của stress và các phương pháp giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần để đạt kết quả tốt nhất trong mùa thi.
Một làn da căng mịn, ít nếp nhăn hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn chăm sóc đúng cách và kiên trì...
Phình đại tràng do nhiễm độc là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại là một bệnh nguy hiểm. Bạn có thể mắc bệnh này nếu bạn bị viêm đại tràng nghiêm trọng và cần tích cực điều tri sớm để tránh các chất độc bắt đầu rò rỉ vào máu của bạn và gây nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này qua bài viết sau đây!
Nám da là tình trạng da liễu phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ. Nám da gây ra các mảng da sẫm màu, thường xuất hiện ở mặt, trán... Có thể điều trị nám hết hẳn hay không còn tùy vào tình trạng nám khác nhau cũng như phương pháp điều trị.
MCT – viết tắt của Medium-Chain Triglycerid – là chất béo có độ dài trung bình, có trong các thực phẩm hàng ngày. MCT được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm sữa bởi tính hữu ích đối với sức khỏe, đặc biệt trong dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, trẻ nhẹ cân hay suy dinh dưỡng. Bài viết dưới đây sẽ giúp hiểu rõ hơn về MCT và hiệu quả của bổ sung MCT giúp tăng cân ở trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng.