Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ung thư đại trực tràng - Nguyên nhân, cách phát hiện và tầm soát

Theo theo tổ chức Ung thư Thế giới năm 2020, ước tính mỗi năm có trên 1,9 triệu người bị mắc ung thư đại trực tràng và khoảng 935 nghìn người bị chết vì ung thư đại tràng hàng năm.

Ở nam giới, ung thư đại tràng đứng thứ 3 sau ung thư phổi và ung thư tiền liệt tuyến, và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các loại ung thư sau ung thư phổi.

Ở nữ giới, ung thư đại tràng đứng thứ 2 sau ung thư vú, và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau ung thư vú và ung thư phổi.

Ở Việt Nam, tỉ lệ tử vong ung thư đại tràng đứng hàng thứ 5 sau ung thư gan, phổi, ung thư dạ dày và u lympho.

1 - Nguyên nhân ung thư đại trực tràng

Đại trực tràng hay còn gọi là ruột kết hoặc ruột già. Ung thư đại trực tràng là bệnh ác tính, có thể gặp ở các vị trí đại tràng và trực tràng, hay gặp ở người trên 50 tuổi.

Khoảng 70% ung thư đại trực tràng xuất phát từ polyp tuyến và 25 - 30% là từ polyp răng cưa. Ung thư đại trực tràng thường gặp ở người trên 50 tuổi, béo phì thừa cân, ăn nhiều thịt đỏ, thịt qua bảo quản chế biến như: thịt hun khói, hút thuốc lá, uống rượu và ít vận động thể lực là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng ung thư. Vậy là hoàn toàn có thể dự phòng và tránh được ung thư đại trực tràng nếu ta loại bỏ được nguyên nhân và yếu tố thuận lợi sinh bệnh.

Các giai đoạn của ung thư đại trực tràng.

2 - Biểu hiện của ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng khi có biểu hiện triệu chứng thường không còn ở giai đoạn sớm. Các triệu chứng có thể gặp: táo bón, đại tiện ra máu, đau bụng, đầy bụng, có thể gầy sút... Có khi là biến chứng tắc ruột như: nôn, đau bụng, bí trung đại tiện. Vì vậy, với những người trên 50 tuổi rất cẩn trọng trong việc chẩn đoán trĩ gây đại tiện ra máu hoặc táo bón, mà cần phân biệt với ung thư đại trực tràng gây ra táo bón hoặc đại tiện ra máu.

3 - Làm thế nào để phòng và phát hiện sớm ung thư đại trực tràng?

Để phòng bệnh và giảm nguy cơ ung thư cần thực hiện theo các nguyên tắc sau:

-Thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt: Để giảm nguy cơ ung thư ung thư đại trực tràng, chúng ta cần có chế độ sinh hoạt điều độ. Chế độ ăn thì giảm chất béo, hạn chế ăn thịt đỏ và thịt qua chế biến như thịt hun khói.., ăn nhiều rau quả và chất xơ. Tăng cường hoạt động thể lực như thể dục thể thao đều đặn, không để thừa cân và béo phì.

- Nội soi sàng lọc để phát hiện và cắt polyp: Vì ung thư đại tràng chủ yếu xuất phát từ polyp. Vì vậy, nội soi cắt polyp làm giảm hẳn nguy cơ ung thư đại trực tràng. Không phải tất cả các polyp đại tràng đều gây ra ung thư đại tràng. Polyp hay gây ra ung thư đại tràng là polyp tuyến và polyp tuyến răng cưa loại kích thước lớn. Polyp tuyến có các loại hình thái khác nhau trên xét nghiệm tế bào. Có thể chia polyp tuyến ống: polyp tuyến ống, polyp tuyến ống nhung mao và polyp tuyến nhung mao. Trong đó nguy cơ ung thư cao nhất là polyp tuyến nhung mao rồi đến polyp tuyến ống nhung mao và cuối cùng là polyp tuyến ống.

Ngoài ra kích thước của polyp tuyến cũng liên quan đến khả năng ác tính của polyp. Polyp dưới 10 mm, đặc biệt < 5 mm rất hiếm khi ác tính, khi polyp ≥ 10 mm nguy cơ ác tính sẽ tăng lên. Những polyp có nguy cơ cao gây ung thư đại tràng ( hay polyp ung thư hóa) bao gồm: Có từ 3 polyp tuyến, hoặc tuyến răng cưa, hoặc polyp tuyến từ 10 mm trở lên, hoặc polyp tuyến nhung mao, hoặc polyp tuyến ống nhung mao hoặc polyp răng cưa (serrated polyp) ≥ 10 mm.

Nội soi để phát hiện sớm ung thư đại trực tràng.

4 - Những ai cần nội soi đại tràng sàng lọc phát hiện polyp?

- Những người cần khám sàng lọc là từ 50 tuổi trở lên.

- Những người có tiền sử gia đình có bố mẹ hoặc anh em ruột ung thư đại trực tràng hoặc có polyp với nguy cơ cao gây ung thư đại tràng dưới 60 tuổi, cần nội soi đại tràng ở tuổi 40 hoặc trước 10 năm so với người trẻ nhất bị ung thư hoặc có polyp nguy cơ cao ung thư hóa.

- Những người mổ ung thư đại trực tràng tràng cấp cứu như tắc ruột mà trước đó chưa được soi đại tràng cần nội soi đại tràng sau phẫu thuật từ 3 - 6 tháng.

- Những bệnh nhân đã được nội soi toàn bộ đại tràng trước khi phẫu thuật cắt ung thư đại trực tràng tràng, cần nội soi đại tràng lại lần 1 sau 1 năm. Nếu kết quả bình thường, sẽ soi lại lần 2 sau 3 năm (nghĩa là vào năm thứ 4). Nếu kết quả vẫn bình thường, sẽ soi lại sau mỗi 5 năm.

5 - Khoảng cách giữa hai lần soi đại tràng toàn bộ là bao lâu?

Mục đích của khoảng cách giữa hai lần soi đại tràng là để sao cho bệnh nhân không bị nội soi đại tràng quá nhiều mà cũng không để quá lâu để các polyp trở thành ác tính. Bình thường người ta thấy rằng tỉ lệ bỏ sót polyp khi nội soi từ 2,1% đến 26 %.

Khoảng cách giữa các lần nội soi đại tràng toàn bộ còn phụ thuộc vào chất lượng soi đại tràng. Chất lượng của soi đại tràng lại tùy thuộc vào các yếu tố: Chuẩn bị làm sạch ruột có tốt không, thời gian nội soi có đủ dài để quan sát kỹ không và chất lượng máy nội soi có đảm bảo hay không.

- Nếu sau soi lần đầu mà không có polyp hoặc có polyp tuyến hoặc polyp răng cưa nhưng số lượng < 3, thì thời gian nội soi tiếp theo là 5 năm sau cắt hoàn toàn polyp. Có thể nên soi sớm hơn nếu chất lượng lần soi đầu không thật sự tốt.

- Nếu sau soi lần đầu mà có polyp với đặc điểm có từ 3 polyp tuyến; hoặc tuyến răng cưa, hoặc polyp tuyến từ 10 mm trở lên; hoặc polyp tuyến nhung mao; hoặc polyp tuyến ống nhung mao; hoặc polyp răng cưa  ≥ 10, thì thời gian nội soi tiếp theo là 3 năm sau cắt hoàn toàn polyp. Có thể nên soi sớm hơn nếu chất lượng lần soi đầu không thật sự tốt.

- Nếu sau soi lần đầu mà có ≥ 5 polyp tuyến, thì thời gian nội soi tiếp theo là trong 1 năm sau cắt hoàn toàn polyp.

Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được ung thư đại tràng bằng các biện pháp đơn giản như chú ý chế độ ăn và tập luyện thể lực, nhưng không hề dễ thực hiện đối với người không có kỷ luật bản thân. Nội soi đại tràng sàng lọc phát hiện polyp và cắt polyp tuyến và polyp răng cưa giúp tránh được ung thư đại tràng.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Các yếu tố nguy cơ của ung thư đại trực tràng bạn cần biết.

TS. BS.Vũ Trường Khanh Trung tâm Tiêu hóa – Gan mật, BV. Bạch Mai - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 20/06/2025

    5 loại thực phẩm nên ăn để hỗ trợ giải độc thận

    Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.

  • 20/06/2025

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu ảnh hưởng đến trẻ khi trưởng thành như thế nào?

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!

  • 19/06/2025

    Cập nhật nghiên cứu về mối liên quan giữa vitamin K2 và nguy cơ thấp còi

    Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.

  • 19/06/2025

    Sử dụng D3K2 hiệu quả: Vai trò của công nghệ tiên tiến

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.

  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

Xem thêm