Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Polyp ở mũi có nguy hiểm không?

Polyp mũi là những khối u mềm, không đau nằm trên niêm mạc mũi hoặc xoang. Chúng rủ xuống giống như giọt nước hoặc quả nho. Vậy chúng có gây nguy hiểm gì không?

Polyp mũi là gì?

Polyp là kết quả của chứng viêm mạn tính và có liên quan đến bệnh hen suyễn, nhiễm trùng tái phát, dị ứng, nhạy cảm với thuốc hoặc một số rối loạn miễn dịch nhất định. Các khối polyp là các khối u mềm, không đau, không phải ung thư trên niêm mạc mũi hoặc xoang.

Polyp mũi nếu nhỏ có thể không gây ra triệu chứng gì đặc biệt. Tuy nhiên, khi các khối polyp hoặc một chùm các polyp mũi phát triển lớn, chúng có thể chặn đường thông khí của mũi và dẫn đến các vấn đề về hô hấp, mất khứu giác và thường xuyên bị nhiễm trùng.

Polyp mũi có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng chúng phổ biến hơn ở người lớn. Điều trị bằng thuốc thường có thể giúp thu nhỏ hoặc loại bỏ polyp mũi, nhưng đôi khi cần phải phẫu thuật để loại bỏ. Ngay cả sau khi điều trị thành công, polyp mũi vẫn thường tái phát trở lại.

Các triệu chứng thường gặp

Polyp mũi có liên quan đến kích ứng và sưng (viêm) niêm mạc mũi và xoang kéo dài hơn 12 tuần (viêm xoang mạn tính). Tuy nhiên, có thể bị viêm xoang mạn tính mà không có polyp mũi.

Bản thân polyp mũi mềm và không có cảm giác nên nếu chúng có kích thước nhỏ, và chúng ta có thể không nhận ra được rằng chúng tồn tại. Tuy nhiên, khi nhiều khối polyp hoặc một khối polyp với kích thước lớn có thể làm tắc đường mũi và xoang.

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của viêm xoang mạn tính kết hợp với polyp mũi bao gồm:

  • Sổ mũi
  • Ngạt mũi dai dẳng
  • Chảy nước mũi sau (chảy vào họng)
  • Giảm hoặc mất khứu giác
  • Mất vị giác
  • Đau đầu, nhức đầu
  • Đau răng hàm trên
  • Cảm giác căng tức vùng trên trán và vùng mặt
  • Ngáy ngủ
  • Chảy máu cam thường xuyên hơn

Đi khám bác sĩ ngay nếu các triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày. Các triệu chứng của viêm xoang mạn tính và polyp mũi tương tự như các triệu chứng của nhiều bệnh khác, bao gồm cả cảm lạnh thông thường.

Bạn cũng nên đến ngay cơ sở y tế trong các trường hợp:

  • Khó thở nghiêm trọng
  • Các triệu chứng của bản thân trở nên tồi tệ một cách đột ngột
  • Nhìn đôi, giảm thị lực hoặc hạn chế khả năng di chuyển mắt (đánh mắt)
  • Sưng nghiêm trọng quanh vùng mắt
  • Đau đầu ngày càng nghiêm trọng kèm theo sốt cao hoặc không thể ngẩng đầu về phía trước

Nguyên nhân

Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu đầy đủ nguyên nhân gây ra polyp mũi, tại sao một số người bị viêm lâu hơn, hoặc tại sao kích ứng và sưng tấy (viêm) lại khiến polyp hình thành ở một số người chứ không phải ở những người khác. Tình trạng sưng tấy xảy ra ở lớp màng sản xuất chất lỏng (màng nhầy) của mũi và xoang.

Có một số bằng chứng cho thấy những người phát triển polyp mũi có phản ứng của hệ thống miễn dịch khác nhau và các dấu hiệu hóa học khác nhau trong màng nhầy của họ, so với những người không phát triển polyp. Polyp mũi có thể hình thành ở mọi lứa tuổi, nhưng chúng thường gặp nhất ở thanh niên và trung niên.

Polyp mũi có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trong xoang hoặc đường mũi, nhưng chúng xuất hiện thường xuyên nhất ở khu vực mà các xoang gần mắt, mũi và gò má – các khu vực đều thoát nước qua các con đường rất ngoằn ngoèo.

Yếu tố nguy cơ mắc polyp mũi

Bất kỳ tình trạng nào gây kích ứng lâu dài và sưng (viêm) trong mũi hoặc xoang, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc dị ứng đều có thể làm tăng nguy cơ phát triển polyp mũi. Các tình trạng thường liên quan đến polyp mũi bao gồm:

  • Hen suyễn, một căn bệnh khiến đường thở bị sưng (viêm) và thu hẹp
  • Nhạy cảm với aspirin
  • Viêm xoang do nấm dị ứng, dị ứng với nấm trong không khí
  • Bệnh xơ nang, một rối loạn di truyền dẫn đến dịch chất lỏng đặc, dính bất thường trong cơ thể, bao gồm cả chất nhầy đặc từ niêm mạc mũi và xoang
  • Hội chứng Churg - Strauss (u hạt tăng bạch cầu ái toan với viêm đa tuyến), một căn bệnh hiếm gặp gây ra tình trạng viêm các mạch máu
  • Thiếu vitamin D, xảy ra khi cơ thể không có đủ vitamin D

Tiền sử gia đình cũng có thể đóng một vai trò nào đó trong căn bệnh này. Có một số bằng chứng cho thấy một số biến thể di truyền liên quan đến chức năng hệ thống miễn dịch khiến ai đó có nhiều khả năng phát triển polyp mũi cao hơn so với người khác.

Các biến chứng gặp phải của polyp mũi

Polyp mũi có thể gây ra các biến chứng vì chúng cản trở luồng không khí bình thường và khả năng thoát dịch của đường mũi, cũng như do sự kích ứng và sưng (viêm) lâu dài tiềm ẩn sự phát triển của chúng.

Các biến chứng tiềm ẩn bao gồm:

  • Khó thở khi ngủ. Đây là một tình trạng nghiêm trọng có thể khiến ngừng thở hay thở gián đoạn một cách thường xuyên trong khi ngủ.
  • Cơn hen suyễn bùng phát. Viêm xoang mạn tính có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn.
  • Viêm xoang. Polyp mũi có thể khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng xoang tái phát thường xuyên.

Làm thế nào để phòng ngừa polyp mũi?

Có thể giúp giảm nguy cơ phát triển polyp mũi hoặc tái phát polyp mũi sau khi điều trị bằng các phương pháp như sau:

  • Kiểm soát tình trạng dị ứng và hen suyễn. Hãy thực hiện chính xác theo các khuyến nghị điều trị của bác sĩ. Nếu các triệu chứng không được kiểm soát tốt, hãy nói với bác sĩ về việc thay đổi kế hoạch hay biện pháp điều trị.
  • Tránh các chất kích ứng mũi. Càng nhiều càng tốt, tránh hít thở các chất trong không khí có khả năng góp phần gây sưng tấy hoặc kích ứng trong mũi và xoang, chẳng hạn như chất gây dị ứng, khói thuốc lá, chất hóa học, bụi và mảnh vụn...
  • Thực hành vệ sinh tốt. Rửa tay thường xuyên và kỹ càng. Đây là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn và virus có thể gây ra viêm mũi và xoang.
  • Tạo ẩm cho không khí xung quanh. Sử dụng máy tạo độ ẩm có thể giúp làm ẩm không khí, cải thiện lưu lượng chất nhầy từ xoang và giúp ngăn ngừa tắc nghẽn và viêm. Vệ sinh máy tạo ẩm hàng ngày cũng có thể ngăn vi khuẩn phát triển.
  • Dùng nước rửa mũi. Sử dụng nước muối xịt hoặc rửa mũi để rửa sạch đường mũi. Điều này có thể cải thiện dòng chảy của các dịch chất nhờn trong mũi và loại bỏ các chất gây dị ứng và các chất kích thích khác.

Tổng kết

Polyp mũi có thể gặp phải ở bất cứ ai, nhưng người trẻ có thể dễ gặp phải hơn người cao tuổi. Nhìn chung, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp can thiệp nếu cần thiết.

Tham khảo thêm thông tin tại: Cẩn thận khi bị polyp dạ dày

Bình luận
Tin mới
  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

Xem thêm