Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trượt đốt sống

Trượt đốt sống là thuật ngữ mà các bác sĩ sử dụng để mô tả sự sai lệch vị trí của một đốt sống phía trên một đốt khác. Nó có thể do tuổi tác hoặc do chấn thương nhỏ lặp lại nhiều lần và có khá nhiều triệu chứng từ không có gì đến đau và triệu chứng thần kinh.

Trượt đốt sống

Các đốt sống có dạng hộp và chồng lên nhau tạo thành cột sống.

Mỗi đốt sống nên chồng khít lên đốt phía dưới và phía trên. Khi nhìn từ phía bên, cột sống có dạng cong chữ S, nhưng mỗi đốt sống nên ở vị trí khít phía trên đốt sống phía dưới.

Trong trượt đốt sống, các đốt sống di chuyển khỏi vị trí bình thường. Thông thường, tình trạng này thường tiến triển từ từ.

Nguyên nhân

  • Trượt đốt sống do thoái hóa là nguyên nhân phổ biến nhất khi một phần cột sống trượt trên những phần khác. Qua thời gian, tuổi tác dẫn đến tổn thương các mô của cơ thể bao gồm xương, khớp và dây chằng, liên kết các đốt sống với nhau. Tổn thương mạn tính có thể dẫn đến mất vững cột sống. Nếu những thay đổi thoái hóa tiến triển đến mức dây chằng và khớp không thể giữ vị trí phù hợp của cột sống, thì trượt đốt sống do thoái hóa xảy ra.
  • Trượt đốt sống hở eo do sai sót trong xương ở cột sống. Trượt đốt sống là bất thường trong 1 liên kết quan trọng giữa các đốt sống kề nhau. Sự thiếu sót này thường do lặp lại các chấn thương nhỏ khi còn trẻ. Một số môn thể theo được xem là khiến trẻ em dễ tiến triển trượt đốt sống, bao gồm tập gym, lặn, và đá bóng. Khi trượt đốt sống xảy ra ở cả 2 bên của cột sống ở một mức nhất định, cột sống có thể mất vững. Ở những tình huống này trượt đốt sống hở eo có thể xảy ra.
  • Những nguyên nhân khác của trượt đốt sống bao gồm những bất thường bẩm sinh của cột sống, chấn thương, khối u và phẫu thuật.
Triệu chứng của trượt đốt sống

Triệu chứng của trượt đốt sống có thể khá nhiều, từ tình cờ phát hiện trên X-quang (không có triệu chứng) đến đau lưng và chân dữ dội khi tổn thương thần kinh. Nhiều trường hợp trượt đốt sống ở trẻ em gây nên ít triệu chứng. Đau lưng ngắt quãng có thể xuất hiện, đặc biệt khi gập lưng.

Khi các sợi thần kinh đi ra từ tủy sống hoặc tủy sống bị kẹt do trượt đốt sống các triệu chứng thần kinh có thể xảy ra. Những triệu chứng thần kinh thường gặp tương tự với thoát vị đĩa đệm. bao gồm:

  • Đau chân
  • Triệu chứng như sốc điện chạy dọc xuống chân
  • Tê bì hoặc kiến bò ở chân và ngón chân
  • Yếu liệt chân

Những triệu chứng khác cũng có thể xảy ra. Nếu bạn có những vấn đề về tiêu hóa hoặc bàng quang hoặc tê bì vùng sinh dục, bạn nên báo với bác sĩ ngay lập tức. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của hội chứng đuôi ngựa, và có thể là tình trạng cấp cứu.

Điều trị

Điều trị trượt đốt sống khá rộng, từ theo dõi đến phẫu thuật cố định cột sống.

Quyết định điều trị phù hợp phụ thuộc nhiều nhất vào tuổi bệnh nhân, loại trượt và triệu chứng xuất hiện.

Nếu trượt nhẹ và triệu chứng kiểm soát đươc, điều trị thường không phẫu thuật.Ở trẻ em, điều này có thể bao gồm hạn chế hoạt động ví dụ không cho trẻ chơi một số môn thể thao.

Khi trượt đáng kể, có thể có nguy cơ tiến triển các vấn đề khác thì phẫu thuật là cần thiết. Ngoài ra, bệnh nhân có triệu chứng chèn ép dây thần kinh thường được khuyến cáo phẫu thuật.

Thần kinh có thể bị tổn thương vĩnh viễn nếu đè ép kéo dài.

Thông tin thêm trong bài viết: U nang hoạt dịch cột sống

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo verywell)
Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

Xem thêm