Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều bạn chưa biết về bệnh vôi hóa xương

Tình trạng cốt hóa xương, hay còn gọi tạo xương lạc chỗ thường xảy ra sau chấn thương, đặc biệt là chấn thương sọ não.

Những điều bạn chưa biết về bệnh vôi hóa xương

Tình trạng cốt hóa xương còn được gọi là tạo xương lạc chỗ. (Ảnh minh họa).

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Lý, Phó Giám đốc Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi Chức năng TP HCM cho biết tình trạng cốt hóa rất nghiêm trọng, bệnh nhân lại bị liệt do di chứng của tai biến nên nếu phẫu thuật cũng không thể cải thiện tốt. Chưa kể mổ cũng là một tác nhân gây chấn thương, có thể tiếp tục gây cốt hóa.

Theo bác sĩ Lý, tình trạng cốt hóa xương còn được gọi là tạo xương lạc chỗ. Các dây chằng bao khớp bình thường vốn mềm mại để giúp cử động. Trường hợp này chúng đã bị vôi hóa cứng như xương, khiến cho khớp cứng đơ. Hiện chưa biết rõ nguyên nhân, đa số gặp sau chấn thương, đặc biệt là chấn thương sọ não, chấn thương tại chỗ.

"Nếu phát hiện sớm, bệnh nhân sẽ được tập luyện ngay khi bị chấn thương. Tuy nhiên tình trạng này thường dễ bỏ sót vì khi chấn thương đa số đều tập trung ưu tiên lo cho tính mạng trước", bác sĩ Lý chia sẻ.

Tùy thuộc vào vị trí, tư thế cứng khớp mà nhiều người bị cốt hóa vẫn có thể đi đứng được, dù không thể như bình thường. Việc phẫu thuật nhằm giúp cải thiện chức năng của khớp. Do xương này cứng hơn bình thường, can thiệp có thể gây chảy máu nguy hiểm nên đòi hỏi bác sĩ mổ phải có kinh nghiệm, cơ sở vật chất tốt, bệnh nhân có nhu cầu.

Theo VnExpress
Bình luận
Tin mới
  • 18/09/2024

    Mỗi phút tiếp xúc ánh sáng xanh phá hủy hàng triệu tế bào nhãn cầu

    Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.

  • 18/09/2024

    Nên bắt đầu cho trẻ tập luyện thể thao như thế nào?

    Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.

  • 17/09/2024

    Ngủ 6 tiếng mỗi ngày có được coi là đủ?

    Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.

  • 17/09/2024

    Giải mã những hiểu lầm về Vitamin K2

    Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.

  • 16/09/2024

    Làm thế nào để tăng cường khả năng ghi nhớ?

    Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.

  • 16/09/2024

    7 cách phòng ngừa tăng huyết áp

    Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.

  • 15/09/2024

    5 thói quen làm suy yếu hệ miễn dịch

    Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.

  • 15/09/2024

    Bổ sung vitamin K đúng cách cho trẻ em

    Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?

Xem thêm