Những loại thực phẩm không tốt cho xương
Để xương phát triển tốt, bạn nên hạn chế các thức ăn, đồ uống sau đây trong chế độ ẩm thực hằng ngày.
1. Đường
Không ai lại không có cảm giác ngọt ngào do đường mang lại. Thế nhưng, đường glucose lại gây ra những hệ lụy không tốt cho xương. Tại sao lại như vậy? Khi cơ thể phải tiếp nhận một lượng đường quá lớn thì việc hấp thu canxi bị cản trở, giảm lượng phốt pho. Từ đó, xương ít nhận được canxi khiến nó yếu đi.
Cho nên, bạn phải từ bỏ thói quen ăn ngọt (đường glucose), thay vào đó nên ăn nhiều trái cây, củ quả (chứa đường fructose ít gây hại hơn).
Một chế độ ăn có nhiều muối sẽ khiến xương giòn, xốp và dễ gãy. Theo nhiều nghiên cứu, nếu nạp vào cơ thể 2,3 g natri có trong muối ăn hằng ngày thì sẽ làm mất 40 mg canxi trong xương.
Ngoài ra, muối cũng là thủ phạm gây nhiều bệnh như cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh thận. Nhóm thực phẩm chứa nhiều muối là cà muối, dưa muối, thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh, kim chi. Vì vậy, nên tránh ăn nhiều muối để khỏi mắc bệnh.
3. Thức ăn, đồ uống chứa caffein
Cứ mỗi 100 mg thức ăn, đồ uống chứa caffein được nạp vào cơ thể thì bộ xương lại mất đi 6 mg canxi. Khi những thức ăn, đồ uống này được kết hợp với đường thì hậu quả của nó gây ra với bộ xương càng tăng gấp nhiều lần.
Tuy nhiên, caffein cũng có những mặt lợi của nó cho sức khỏe, như uống cà phê trước một buổi tập thể dục làm tăng tiêu mỡ trong cơ thể. Vì vậy, không nên thái quá hay bất cập.
4. Soda
Nếu bạn uống 7 ly soda hoặc nhiều hơn mỗi tuần sẽ khiến mật độ khoáng chất trong xương bị suy giảm, làm tăng nguy cơ bị gãy xương do trong soda có chứa axít phosphoric ngăn cản quá trình hấp thu canxi của cơ thể nên xương dễ bị loãng.
5. Thức uống chứa cồn
Việc uống rượu bia gây hại cho sức khỏe đã được biết đến từ lâu. Rượu bia (nhất là rượu mạnh) sẽ khiến mật độ xương bị suy giảm, làm xương xốp, rỗng và tăng nguy cơ bị gãy xương. Các chuyên gia về sức khỏe khuyến cáo không nên uống quá 1 ly rượu mỗi ngày để tránh xương bị 'bệnh'.
6. Dầu hydro hóa
Loại dầu ăn này được sử dụng nhiều trong quá trình sản xuất bánh xốp, bánh quy, bánh nướng hoặc được sinh ra khi chiên, rán thực phẩm. Vì thế, nó tập trung nhiều trong các loại đồ ăn nhanh, chế biến sẵn. Thay vào đó, nên dùng dầu ăn chứa hàm lượng lớn omega-3 như dầu ô liu, dầu hạt lanh, dầu mè, dầu đậu nành để không gây hại cho xương.
Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.
Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?