Thông thường, nước tiểu chảy từ thận vào bàng quang và thải bỏ các loại vi khuẩn có thể có, ngăn ngừa bất kỳ nhiễm trùng nào trong bàng quang lan sang thận. Nhưng đôi khi dòng nước tiểu này bị gián đoạn hoặc thậm chí chảy sai hướng trong một thời gian ngắn.
Khi thận bị nhiễm trùng, xuất hiện một số triệu chứng. Một số triệu chứng xảy ra xung quanh khu vực nhiễm trùng, cũng như có một số dấu hiệu toàn thân khác.
Bạn cũng có thể có các triệu chứng nhiễm trùng vùng dưới của niệu đạo và bàng quang trước khi nó lan đến thận. Nếu được điều trị sớm, bạn có thể tránh được nhiễm trùng lan lên thận. Nhưng đôi khi, bạn không nhận thấy các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu cho đến khi nó ảnh hưởng đến thận, hoặc bạn có thể bị nhiễm trùng thận không bắt nguồn từ đường tiết niệu dưới.
Điều quan trọng là phải nhận ra các dấu hiệu của nhiễm trùng thận để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng thận có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu dưới
Đó là nhiễm trùng khu vực bàng quang và niệu đạo - dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài.
Các dấu hiệu thường gặp như tiểu khó, đau khi đi tiểu, do viêm trong niêm mạc niệu đạo.
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra sự thôi thúc đi tiểu thường xuyên, nhiều lần, ngay cả khi bạn đã làm rỗng bàng quang.
Ngoài nhiễm trùng đường tiết niệu, khó tiểu có thể được gây ra bởi một số bệnh khác, bao gồm nhiễm nấm âm đạo, sỏi thận, và nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs).
Nhận biết nhiễm trùng thận
Sốt và ớn lạnh: nhiễm trùng đường tiết niệu giới hạn ở đường tiết niệu dưới của bạn thường không gây ra các triệu chứng giống như cúm, nhưng khi nó lan đến thận, hệ thống miễn dịch của cơ thể có xu hướng hoạt động ở mức cao hơn.
Đau ở lưng dưới hoặc bên hông: thận nằm ở hai bên của cơ thể, ở phần dưới của thân. Nhiễm trùng thận gây đau ở một hoặc cả hai bên cơ thể, hoặc đau ở lưng dưới. Đau do nhiễm trùng thận có thể từ nhẹ đến nặng.
Buồn nôn và nôn: những triệu chứng này, như sốt và ớn lạnh, cho thấy tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng và tiến triển hơn so với nhiễm trùng đường tiết niệu thông thường.
Đau bụng hoặc vùng chậu: nhiễm trùng ở vùng bụng, chẳng hạn như ở thận, có thể khiến cơ bụng co lại, gây đau.
Vùng xương chậu hoặc bẹn của bạn cũng có thể bị đau do co cơ.
Nước tiểu đục hoặc có mùi: mặc dù nhiễm trùng ở đường tiết niệu dưới có thể gây ra những thay đổi trong nước tiểu, nhưng nếu nước tiểu đục hoặc có mùi hôi, đó là dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng đường tiết niệu có thể đã tiến triển đến thận.
Nước tiểu đục có thể là do có mủ, một chất lỏng dày, trắng hoặc vàng hình thành trong các khu vực nhiễm trùng.
Nước tiểu sẫm màu hoặc có máu: sự hiện diện của máu trong nước tiểu chỉ ra rằng nhiễm trùng tiến triển nặng đến mức gây sưng và kích ứng dẫn đến chảy máu ở vị trí nào đó trong đường tiết niệu.
Triệu chứng ở trẻ em và người già
Nếu bạn trên 65 tuổi, bạn có thể không gặp phải triệu chứng điển hình nào của nhiễm trùng thận được tóm tắt ở trên. Thay vào đó, bạn có thể gặp vấn đề như:
Trẻ em dưới 2 tuổi bị nhiễm trùng thận chỉ có thể bị sốt cao.
Người chăm sóc, gia đình nên biết để tìm kiếm sự giúp đỡ khi những dấu hiệu hoặc triệu chứng này xảy ra.
Khi nào cần chăm sóc y tế?
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào của nhiễm trùng thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu hãy gặp bác sĩ để được thăm khám.
Không được điều trị kịp thời bệnh sẽ trở thành mạn tính, có khả năng gây tổn thương vĩnh viễn cho thận làm suy yếu chức năng của chúng. Bệnh cũng có thể tiến triển nặng như nhiễm trùng máu (nhiễm trùng huyết). Các triệu chứng của nhiễm trùng huyết bao gồm:
Tháng 4 này, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam hân hoan chào mừng sinh nhật lần thứ 6 với vô vàn ưu đãi và quà tặng khi khám dinh dưỡng. Chương trình ưu đãi áp dụng từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 30/04/2024. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.