Phình động mạch não sẽ nguy hiểm nếu vỡ, hoặc to chèn ép vào tổ chức xung quanh.
Chứng phình động mạch não là gì và nguy hiểm thế nào?
Phình động mạch não là tình trạng đoạn mạch máu bên trong não xuất hiện những điểm phồng như quả bóng có chứa máu, thường xuất hiện tại đoạn phân nhánh của các động mạch. Bệnh thường xảy ra khi thành mạch bị yếu, phình lên sẽ gây áp lực lên các mô não hoặc dây thần kinh xung quanh. Những khối phồng có thể vỡ ra khiến máu tràn sang các mô lân cận (còn gọi là tình trạng xuất huyết não).
Phình động mạch não khá thường gặp, khoảng 2-5% dân số bị phình động mạch não. Theo các thống kê, trên toàn cầu mỗi năm có khoảng 500.000 người tử vong do phình động mạch não bị vỡ.
Khối phồng bị vỡ là một biến cố nguy hiểm, theo các kết quả nghiên cứu được đăng trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, có khoảng 10% bệnh nhân tử vong trước khi đến bệnh viện, 25% tử vong trong vòng 24 giờ, 50% tử vong trong vòng 3 tháng. Tỷ lệ bệnh nhân sống sót thường để lại các biến chứng thần kinh về thể chất và/hoặc nhận thức cao.
Bác sĩ Nicholas Maraj, chuyên gia về nội khoa và thần kinh và là giám đốc y khoa của công ty Synapse Medical Services Ltd (quốc đảo Trinidad & Tobago) lưu ý, vỡ khối phình động mạch não thường xuất hiện đột ngột và có thể xảy ra ở cả những người có sức khỏe tốt. Vì lý do này, chứng phình động mạch não được ví như một trái bom nổ chậm, có thể gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh bất kỳ lúc nào nếu bị vỡ.
Ai có nguy cơ cao bị phình động mạch não?
Nguy cơ khối phình động mạch não hình thành, tiến triển và bị vỡ chịu ảnh hưởng của cả những yếu tố có thể kiểm soát cũng như không thể kiểm soát được. Theo thống kê được đăng trên tạp chí Frontiers in Cardiovascular Medicine năm 2022, phụ nữ có nguy cơ mắc phình động mạch não cao gấp 2,2 lần so với nam giới tùy theo độ tuổi.
Nhà thần kinh học Sherry Sandy, Phó trưởng khoa Khoa học Lâm sàng tại Đại học Tây Ấn giải thích, trước 40 tuổi, tỷ lệ mắc phình động mạch não gần như bằng nhau ở cả 2 giới. Tuy nhiên, sau tuổi 50, bệnh trở nên phổ biến hơn ở phụ nữ. Tuy không có đủ dữ liệu để hiểu lý do tại sao, nhưng các chuyên gia y tế nghi ngờ nó có thể liên quan đến các yếu tố từ tác dụng phụ của thuốc tránh thai đường uống, mang thai, mãn kinh và giảm nồng độ hormone estrogen.
Mặc dù chứng phình động mạch não có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng theo Tổ chức Phình động mạch não (Brain Aneurysm Foundation), bệnh phổ biến nhất ở những người từ 35-60 tuổi.
Một số bệnh lý nhất định, như bệnh thận đa nang và các rối loạn mô liên kết di truyền như hội chứng Marfan và Ehlers-Danlos, cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ phình động mạch não.
Bác sĩ, chuyên gia tư vấn cấp cao về phẫu thuật thần kinh Peter Kowlessar tại Southern Medical Clinic (quốc đảo Trinidad & Tobago) lưu ý, những người có người thân (như cha mẹ, anh chị em ruột) bị chứng phình động mạch hoặc xuất huyết não) cũng có nguy cơ mắc cao hơn bình thường.
Cách ngăn ngừa và giảm nguy cơ phình động mạch não
Kiểm soát bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp là yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị phình và vỡ phình mạch máu não.
Kiểm soát tốt huyết áp cũng là một yếu tố quan trọng để phòng ngừa phình động mạch não. Để cải thiện huyết áp, chuyên gia phẫu thuật thần kinh Robert Ramcharan khuyên bạn nên hoạt động thể chất với cường độ vừa phải ít nhất 45-60 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần. Lưu ý kiểm soát cholesterol trong máu, thực hiện chế độ ăn ít natri, ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa tốt cho sức khoẻ não bộ và tránh dùng quá nhiều caffeine.
Béo phì và nghiện rượu bia đều làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và chứng phình động mạch, vì vậy cần duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế uống rượu bia. Ngoài ra, cần lưu ý ngủ đủ giấc để não có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi, kiểm soát căng thẳng cũng như mức huyết áp.
Sàng lọc ở người có nguy cơ cao
Sherry Sandy cho biết, những người có tiền sử gia đình mắc chứng phình động mạch não, rối loạn mô liên kết hoặc có các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi khác nên cân nhắc sàng lọc ngay lập tức.
Chụp mạch máu cộng hưởng từ (MRA) và chụp cắt lớp vi tính mạch vành (CCTA) đều có thể giúp phát hiện sớm chứng phình động mạch, từ đó tác động đáng kể đến kiểm soát bệnh.
Không chủ quan với cơn đau đầu dữ dội đột ngột
Tuy không phải tất cả những cơn đau đầu đều là dấu hiệu của chứng phình động mạch não, nhưng bạn không nên chủ quan với cơn đau đầu dữ dội (chưa từng đau như vậy), đột ngột và dai dẳng.
Bỏ hút thuốc
Hút thuốc lá không chỉ làm suy yếu thành động mạch, làm tăng nguy cơ vỡ phình động mạch, mà còn làm suy giảm sức khỏe tim mạch nói chung.
Khám sức khoẻ định kỳ
Khám sức khoẻ định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần sẽ giúp bạn nắm bắt được các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự hình thành chứng phình động mạch, như huyết áp, cholesterol, từ đó có biện pháp kiểm soát và can thiệp sớm.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sự thật thú vị về não bộ.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.