Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thêm bằng chứng về hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 ở phụ nữ mang thai

Theo kết quả một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Nature Medicine, phụ nữ mang thai chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19 thì bản thân và thai nhi có nguy cơ bị các biến chứng nghiêm trọng của COVID-19.

1. Vaccine phòng COVID-19 giúp giảm nguy cơ các biến chứng thai kỳ

Đối với những phụ nữ nhiễm SARS-CoV-2 trong vòng 28 ngày trước ngày sinh, những biến chứng có thể bao gồm sinh non, thai chết lưu và tử vong ở trẻ sơ sinh. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao gấp 4 lần ở những phụ nữ không được tiêm chủng. Những bà mẹ này cũng có nguy cơ phải nằm điều trị ở khoa hồi sức tích cực dài ngày hơn so với những bà mẹ đã được tiêm vaccine phòng COVID-19.

Nghiên cứu mới này bao gồm dữ liệu của hơn 87.000 phụ nữ ở Scotland mang thai trong khoảng thời gian từ tháng 12/2020 đến tháng 10/2021.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong khoảng thời gian này, ít phụ nữ mang thai được tiêm vaccine phòng COVID-19 hơn so với những phụ nữ không mang thai, cụ thể trong số những phụ nữ sinh con vào tháng 10/2021, 32% đã được tiêm chủng đầy đủ, so với tỷ lệ này là 77% ở phụ nữ từ 18 đến 44 tuổi không mang thai.

Vaccine phòng COVID-19 giúp giảm nguy cơ các biến chứng thai kỳ.

Trong số gần 5.000 phụ nữ mang thai bị mắc COVID-19, 77% chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19. Khoảng 12% thai phụ bị mắc COVID-19 đã được tiêm 1 liều vaccine và 11% đã được tiêm chủng đầy đủ. Trong số những phụ nữ mang thai mắc COVID-19 phải nằm khoa hồi sức tích cực, 98% chưa được tiêm chủng.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, trong số trẻ sinh ra từ những phụ nữ mắc COVID-19 mà chưa được tiêm chủng, tỷ lệ tử vong là 22,6 trên 1.000 trẻ, so với tỷ lệ tử vong trong cộng đồng nói chung là 5,6 trên 1.000 trẻ. Tương tự, 16,6% trẻ sinh non ở thai phụ mắc COVID-19 chưa được tiêm chủng so với 8% trẻ sinh non trong cộng đồng nói chung.

2. Vai trò quan trọng của vaccine phòng COVID-19 ở phụ nữ mang thai

Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Sarah Stock, giảng viên lâm sàng cao cấp tại Đại học Edinburgh (Anh) cho biết: "Không có dấu hiệu nào cho thấy việc tiêm vaccine phòng COVID-19 làm tăng nguy cơ biến chứng như sinh non, thai chết lưu hoặc tử vong sơ sinh".

"Tiêm phòng là cách an toàn và hiệu quả nhất để phụ nữ ở mọi lứa tuổi và mọi tầng lớp tự bảo vệ mình và thai nhi trước tác động của COVID-19. Nếu bạn đang ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ hoặc dự định sắp mang thai thì nên tiêm vaccine phòng COVID-19" – Sarah Stock nói.

Mặc dù dữ liệu được thu thập từ trước khi xuất hiện các biến thể Delta và Omicron, nhưng nhóm nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng nào phủ nhận vai trò của vaccine trong việc ngăn ngừa các biến chứng COVID-19 trong thai kỳ.

"Tiêm vaccine phòng COVID-19 là biện pháp an toàn nhất để các thai phụ tự bảo vệ bản thân và thai nhi, đặc biệt khi số ca nhiễm biến thể Omicron đang tăng mạnh" – Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh.

Nên tiêm vaccine phòng COVID-19 khi mang thai để bảo vệ bà mẹ và thai nhi.

Tiến sĩ Timothy Rafael tại Bệnh viện Đại học North Shore ở Manhasset, New York (Mỹ) cho rằng: "Kết quả nghiên cứu này đã nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc tiêm vaccine phòng COVID-19 trong thời kỳ mang thai để ngăn ngừa những hậu quả xấu do COVID-19 đối với cả mẹ và con. Chúng ta cần phải hành động nhiều hơn nữa để không chỉ những phụ nữ mang thai được tiêm đầy đủ vaccine phòng COVID-19, mà tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiêm chủng đầy đủ".

Theo các chuyên gia, tiêm vaccine phòng COVID-19 không làm tăng nguy cơ vô sinh trong tương lai hoặc các tác động xấu khi mang thai, bao gồm sảy thai, thai chết lưu, sinh non, dị tật bẩm sinh, trẻ nhẹ cân hoặc tử vong sơ sinh. Các tác dụng phụ do tiêm chủng trong khi mang thai cũng tương tự như đối với cộng đồng dân số nói chung.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Tiêm vaccine phòng COVID-19 ở phụ nữ mang thai – Những bằng chứng khoa học.

BS. Mẫn Thu - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm