Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mì ăn liền có ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ mang thai?

Nhiều phụ nữ mang thai thường e ngại mì ăn liền vì nhiều lý do như chứa nhiều chất bảo quản, chất phụ gia cũng như chất béo không tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư vấn đề này ra sao?

Chất bảo quản và phụ gia trong mì ăn liền liệu có đáng sợ?

Chúng ta thấy hạn sử dụng của mì ăn liền lên đến 5 - 6 tháng, nên nhiều người liền cho rằng thực phẩm này chứa nhiều chất bảo quản. Thế nhưng, trên thực tế, mì ăn liền bảo quản được lâu là do bản thân sản phẩm có hàm lượng độ ẩm rất thấp và được đóng trong bao gói kín. Theo đó, mì ăn liền áp dụng phương pháp làm khô sản phẩm bằng cách chiên hoặc sấy để làm giảm độ ẩm trong vắt mì xuống mức thấp nhất (mì chiên <3%, mì không chiên <10%), giúp sản phẩm bảo quản được lâu. Vì thế, việc cho rằng mì ăn liền bảo quản được lâu do chứa nhiều chất bảo quản là chưa chính xác.

Ngoài ra, cần nhấn mạnh rằng, không phải cứ nhắc tới chất phụ gia hay chất bảo quản là không tốt. Hiện nay, việc sử dụng các chất này trong sản xuất thực phẩm đều phải tuân theo quy định của Bộ Y tế với hàm lượng cho phép, an toàn với người sử dụng. Bên cạnh đó, cũng chưa có bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào đủ tin cậy để khẳng định những chất phụ gia thực phẩm sử dụng trong mì ăn liền là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khoẻ. Vì thế, người tiêu dùng nói chung và mẹ bầu nói riêng có thể an tâm khi sử dụng mì ăn liền.

Mì ăn liền có thực sự chứa nhiều trans fat?

Một trong những lý do phụ nữ mang thai e ngại mì ăn liền vì nghe “đâu đó” thực phẩm này chứa nhiều trans fat (chất béo xấu), làm tăng cholesterol xấu trong máu dẫn tới tăng nguy cơ bị các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất mì ăn liền hiện nay đã có thể kiểm soát tốt về hàm lượng trans fat phát sinh trong quá trình sản xuất. Một trong số đó chính là sử dụng nguyên liệu để chiên mì là dầu thực vật dạng sệt (bán rắn), có nguồn gốc từ dầu cọ, được tách lọc bằng công nghệ làm lạnh tự nhiên, điều này đã làm hạn chế tối đa việc phát sinh trans fat trong quá trình sản xuất. Theo quy định của FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ): nếu sản phẩm có chứa dưới 0,5g trans fat/khẩu phần ăn thì sẽ được công bố “0 gram trans fat”. Hiện nay, các sản phẩm mì ăn liền thuộc các nhà sản xuất uy tín tại Việt Nam có hàm lượng trans fat dao động chỉ từ 0,01 - 0,04g/khẩu phần ăn và đạt chuẩn công bố “0 gram trans fat” của FDA.

Bên cạnh đó, quy trình chiên mì thực hiện trong hệ thống tự động, khép kín. Trong quá trình đó, mỗi lượt mì đi qua chảo chiên chỉ mất khoảng 2,5 phút và làm hao hụt một lượng dầu nhất định. Do đó, dầu mới sẽ được bổ sung một cách đều đặn, liên tục thông qua hệ thống định lượng tự động. Đồng thời, quy trình chiên mì hiện đại đã giúp kiểm soát nhiệt độ chiên một cách ổn định và rút ngắn được thời gian chiên. Việc kiểm soát nhiệt độ không vượt quá ngưỡng cho phép cũng giúp ngăn chặn phát sinh trans fat trong quá trình chiên.

Từ những phân tích trên có thể thấy những điều mà phụ nữ mang thai lo lắng khi sử dụng mì ăn liền sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe là không cần thiết. Xét thêm về khía cạnh dinh dưỡng, 1 gói mì ăn liền loại thông dụng (75g) chứa chủ yếu là chất bột đường (40g - 50g); 13g - 17g chất béo và thường không ít hơn 6,8g đạm, có thể cung cấp cho cơ thể 300-350Kcal (tương đương 15% - 17% nhu cầu năng lượng mỗi ngày đối với người trưởng thành). Nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý là phải kết hợp đầy đủ 4 nhóm chất trong cùng một bữa ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, khoáng chất và vitamin. Mì ăn liền được xếp vào nhóm thực phẩm cơ bản như cơm, bún, phở nên mẹ bầu có thể sử dụng bình thường, kết hợp với các loại thực phẩm khác như thịt, tôm, trứng, rau, nấm… để có những bữa ăn cân bằng và đủ chất. Phụ nữ trong giai đoạn mang thai thì càng phải chú ý tới chế độ dinh dưỡng để mẹ và con cùng khỏe.  

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Táo bón ở Phụ nữ mang thai – mối liên quan đến mì ăn liền

 

PGS. TS. Nguyễn Xuân Ninh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp -
Bình luận
Tin mới
  • 07/06/2023

    Có nên giảm cân bằng ozempic?

    Ozempic hoạt động tương tự như một loại hormone được tạo ra trong cơ thể, làm chậm quá trình tiêu hóa và làm giảm chất lượng chất dinh dưỡng được hấp thu trong đường tiêu hóa

  • 07/06/2023

    Muốn bé khỏe và thông minh, hãy bổ sung thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng

    Vi chất dinh dưỡng có vai trò thiết yếu trong sản xuất năng lượng, tham gia hoạt động của nhiều cơ quan và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Vì vậy, bổ sung thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng cho sức khỏe, sự phát triển và trí thông minh của trẻ.

  • 07/06/2023

    Những nguyên tắc dinh dưỡng mà người bệnh lao phổi không thể bỏ qua

    Khi mắc bệnh lao phổi, hệ miễn dịch của bệnh nhân thường bị suy yếu, hấp thu dinh dưỡng kém nên thường dẫn đến sút cân, thiếu chất. Do đó, bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh lao phổi cần bổ sung dinh dưỡng thật tốt để tăng hiệu quả điều trị, mau hồi phục sức khoẻ.

  • 07/06/2023

    Vi chất dinh dưỡng - Bổ sung thế nào là an toàn?

    Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng, khi thiếu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ.

  • 07/06/2023

    Protein niệu

    Protein có thể xuất hiện trong nước tiểu của bạn với một lượng nhỏ và điều đó được xem là bình thường. Tuy nhiên nếu nồng độ protein này cao vượt một ngưỡng nhất định thì đây là dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ bệnh thận.

  • 06/06/2023

    Chuyên gia huyết học tư vấn cách nhận biết trẻ thiếu máu dinh dưỡng

    Thiếu máu ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo (dưới 4 tuổi) trên toàn cầu dao động trong tỷ lệ từ 30% đến 58%. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu là do thiếu sắt và các vi chất đi kèm với sắt, điển hình là kẽm.

  • 06/06/2023

    Tokophobia – hội chứng tâm lý sợ sinh con

    Tokophobia là hội chứng tâm lý sợ sinh con. Giống như chứng sợ độ cao hoặc sợ nhện đến mức tê liệt, tokophobia được gọi là chứng ám ảnh cụ thể, có nghĩa là nó đủ nghiêm trọng để cản trở chất lượng cuộc sống.

  • 06/06/2023

    Tầm soát đột quỵ - giải pháp ngăn ngừa tai biến sớm

    Tầm soát đột quỵ là phương pháp giúp bạn đánh giá được các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ từ đó phòng ngừa bệnh sớm, giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh, và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm