Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách cải thiện dinh dưỡng của món mì ăn liền

Trong mùa dịch, mì ăn liền là thực phẩm dự phòng không thể thiếu. Nếu phải sử dụng mì tôm, mì gói thường xuyên, bạn cần chế biến đúng cách để cải thiện dinh dưỡng cho món ăn nhanh này.

Giá trị dinh dưỡng của mì ăn liền

Các sản phẩm ngũ cốc dạng sợi ăn liền (mì tôm, bún phở đóng gói) là lựa chọn của không ít người dân trong thời gian giãn cách xã hội, đặc biệt khi dịch vụ ăn uống tại nhiều nơi phải tạm dừng hoạt động.

Với bản chất là thức ăn nhanh, mì ăn liền không thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Nếu nấu mì theo hướng dẫn của nhà sản xuất, 1 bát mì có thể cung cấp tinh bột (tương đương 1 bát cơm), chất béo từ gói gia vị. Một số sản phẩm mì, bún, phở ăn liền dạng cốc có thể có thành phần rau, thịt sấy khô, nhưng cũng chỉ có thể cung cấp một lượng rất ít chất đạm, chất xơ và vitamin.

Mì, bún, phở ăn liền cung cấp chủ yếu là tinh bột.

Có thể thấy, 1 gói mì chưa đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cân bằng của người trưởng thành. Ăn mì tôm trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng thiếu nhóm chất dinh dưỡng cần thiết như chất đạm, chất xơ và vi chất. Đây là nguyên nhân nhiều người bị táo bón, nổi mụn… khi ăn mì tôm dài ngày. Vì thế, bạn chỉ nên sử dụng mì, bún phở ăn liền trong những trường hợp bất khả kháng.

Chế biến mì ăn liền thế nào để cân bằng dinh dưỡng?

Để khắc phục các nhược điểm trên của mì ăn liền, bạn nên chế biến mì gói theo các biện pháp sau đây:

Sử dụng gói gia vị vừa phải

Bạn chỉ nên sử dụng một nửa gói gia vị (muối, súp) khi nấu mì ăn liền.

Mì ăn liền truyền thống thường chứa nhiều muối, đặc biệt là trong gói muối (bột súp) đi kèm sản phẩm. Trong khi đó, thói quen ăn mặn gây ra nhiều tác hại với sức khỏe, gây gánh nặng cho thận và hệ tim mạch. Vì thế, khi nấu mì tôm, phở ăn liền, bạn chỉ nên sử dụng nửa gói muối và giữ nguyên lượng nước như hướng dẫn trên bao bì.

Tương tự, gói gia vị cay, gói dầu trong mì ăn liền thường chứa nhiều chất béo có hại cho sức khỏe. Bạn nên sử dụng gói gia vị sẵn ở lượng vừa phải, hoặc thay thế chúng bằng những gia vị lành mạnh như: Ớt, dầu mè, dầu olive, hạt tiêu, bột tỏi. Các loại rau thơm sẵn có tại nhà như hành, rau mùi (ngò) cũng giúp món mì ăn liền bớt đơn điệu hơn.

Kết hợp mì với rau củ

Bổ sung chất xơ cho món mì ăn liền bằng rau củ tươi như nấm, cà rốt, rau cải.

Để biến mì ăn liền thành bữa ăn lành mạnh hơn, bạn cần bổ sung nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất từ rau củ. Những loại rau nhanh chín như cải xanh, cải thảo, giá đỗ, bông cải xanh… có thể cho vào trong quá trình nấu mì. Với cà rốt, hành tây, ớt chuông, bạn có thể thái sợi, xào sơ rồi ăn kèm món mì nước, mì trộn.

Dưa chuột cũng là món ăn kèm thích hợp cho những bữa cơm nhanh gọn với mì ăn liền. Rau xanh giàu chất chống oxy hóa sẽ giúp giảm nguy cơ bị táo bón, nổi mụn, nóng trong khi thường xuyên ăn mì ăn liền.

Bổ sung nguồn protein

Khi được chế biến cùng thực phẩm giàu protein, món mì ăn liền của bạn đã sẵn sàng trở thành một bữa ăn hoàn chỉnh. Nếu có điều kiện, bạn có thể thêm trứng, đậu phụ, giò chả hoặc tận dụng các món ăn còn lại trong tủ lạnh để làm cho món mì ăn liền đa dạng, cân bằng hơn.

Một số công thức mì ăn liền lành mạnh 

- Mì xào rau củ

- Mì kim chi đậu phụ

Kim chi là thực phẩm probiotics, khi sử dụng ở lượng vừa phải có thể giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa. Bạn chỉ cần thái đậu phụ thành các miếng nhỏ, thả vào nước dùng của mì ăn liền cùng với kim chi.

- Mì trộn bông cải xanh và trứng

Luộc chín bông cải xanh và trụng mì trong cùng 1 nồi, sau đó vớt ra, để ráo nước. Trộn rau và mì với 1 nửa gói gia vị mì và dầu mè. Ăn kèm 1 quả trứng luộc/trứng ốp tùy thích.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết:  Mì ăn liền có gây nhiệt miệng không?

Quỳnh Trang - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 20/05/2025

    6 mẹo chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả nhất

    Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.

  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

Xem thêm