“Đầy bụng” là cảm giác gì?
Đầy bụng là một cảm giác hay một triệu chứng mà dân gian thường hay nhắc tới. Tuy nhiên, mọi người lại thường không hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng khó chịu này. Trên thực tế, cảm giác đầy bụng chỉ diễn ra trong một chốc lát hoặc sau một bữa ăn thịnh soạn, do đó có phải thực phẩm là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này hay còn các nguyên nhân nào khác?
Đầy bụng không phải là một thuật ngữ y học, mà là cảm giác, thấy bụng to lên, mặc quần áo thấy khó chịu, đi kèm với cảm giác khó đi ngoài, người nặng nề, không thoải mái và có chút nóng trong bụng. Về mặt y học, đầy bụng thực chất không phải là triệu chứng của bất cứ một căn bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm nào, do đó thay vì lo lắng, những người thường xuyên mắc chứng đầy bụng nên tập trung vào việc thiết lập thói quen ăn uống hợp lý, đúng cách để hạn chế tình trạng đầy bụng xảy ra.
Một số thói quen ăn uống có thể gây ra tình trạng đầy bụng:
Ngoài ra, việc căng thẳng, lo âu có thể gây rối loạn thần kinh điều hòa bài tiết của cơ quan tiêu hóa, gây nên tình trạng đầy bụng.
Vậy mì ăn liền có phải là nguyên nhân gây “đầy bụng”?
Tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một hoặc nhiều trong số các thành phần dinh dưỡng là chất bột đường (carbohydrate), chất đạm (protein) và chất béo (lipid), các khoáng chất, vitamin… Tương tự, mì ăn liền cũng bao gồm ba loại chất dinh dưỡng chính là chất bột đường, chất đạm, chất béo. Nếu xét về năng lượng - số kcal do một gói mì ăn liền cung cấp, khoảng 300-400kcal thì cũng chỉ tương đương với số kcal có được khi ăn một bát bún cá, và còn thiếu 100kcal nữa mới bằng số kcal do một suất bún chả cung cấp.
Có luồng ý kiến cho rằng đầy bụng là do lượng chất béo có trong mì ăn liền. Bởi việc phân giải chất béo trong cơ thể mất nhiều thời gian hơn chất bột đường, nên cho rằng đây có thể là một nguyên nhân khiến cho người ăn có cảm giác bị đầy bụng. Tuy nhiên, lượng chất béo có trong các loại mì ăn liền thông dụng thường vào khoảng 10-11g, tương đương với lượng chất béo có trong một bát bún cá hay một suất bún chả ăn hàng ngày. Lượng chất béo này chỉ chiếm 16 - 17% so với nhu cầu chất béo cần trong 1 ngày và cũng chưa đủ cơ sở để có thể khẳng định được rằng mì ăn liền do chứa nhiều chất béo nên gây ra cảm giác đầy bụng.
Xét tiếp đến khía cạnh các chất bảo quản có trong mì ăn liền. Hạn sử dụng của mì ăn liền thường rơi vào khoảng 5-6 tháng nên người dùng thường nghĩ mì ăn liền sử dụng nhiều chất bảo quản. Thế nhưng trên thực tế việc mì ăn liền bảo quản được lâu là do bản thân sản phẩm có hàm lượng độ ẩm rất thấp và được đóng trong bao gói kín. Như chúng ta đã biết, vi sinh vật sống được ở môi trường độ ẩm, không khí và dinh dưỡng. Đối với mì ăn liền, hàm lượng độ ẩm bình quân khoảng từ dưới 3% đến dưới 10% nên có thể giúp bảo quản và sử dụng trong thời gian dài. Đây là kết quả của việc sấy khô trong quy trình sản xuất. Vì vậy, kết luận rằng mì ăn liền gây đầy bụng là do có chứa nhiều chất bảo quản là chưa chính xác.
Tóm lại, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh rằng đầy bụng là do mì ăn liền gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra cảm giác đầy bụng như trên, hay chỉ đơn giản là thói quen ăn uống vô tội vạ của một số người đều có thể dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Tham khảo thông tin thêm tại bài viết: Quá trình tiêu hóa thực phẩm diễn ra như thế nào?
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.