Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM đã tổng hợp và giải đáp những thắc mắc này, khuyến khích người dân tiêm mũi 3.
Ai cần tiêm bổ sung vaccine Covid-19?
Người thuộc nhóm có hệ thống miễn dịch suy yếu, không đủ khả năng phòng bệnh dù đã tiêm chủng đủ liều vaccine cơ bản; người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng là người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng...
Việc cung cấp liều vaccine bổ sung có thể giúp nhóm này có đáp ứng miễn dịch tương tự như nhóm người bình thường khác. Ngoài ra, nếu đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine của hãng Sinopharm hoặc Sputnik V thì cũng cần tiêm bổ sung vaccine Covid-19.
Lưu ý, những người có chỉ định tiêm liều bổ sung, sau khi đã tiêm liều bổ sung thì được coi là hoàn thành liều cơ bản.
Tiêm bổ sung bằng loại vaccine nào?
Có thể tiêm cùng loại với liều cơ bản đã tiêm trước đó hoặc vaccine mRNA (Moderna, Pfizer/BioNTech).
Khoảng cách tiêm liều bổ sung là bao lâu?
Tiêm một mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng.
Tiêm vaccine cho người dân phường Phú Hữu, TP Thủ Đức.
(Ảnh: Thành Nguyễn)
Ai cần tiêm nhắc lại vaccine Covid-19?
Tiêm nhắc lại áp dụng cho những người đã tiêm chủng đầy đủ liều vaccine, nhằm tăng cường hoặc khôi phục khả năng bảo vệ cơ thể của các liều cơ bản.
Cần tiêm nhắc nếu có ba điều kiện gồm từ 18 tuổi trở lên, đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, đã tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất được 3 tháng.
Tiêm nhắc lại bằng loại vaccine nào?
Nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vaccine thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA.
Nếu trước đó đã tiêm các loại vaccine khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vaccine mRNA.
Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vaccine của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA hoặc vaccine vector virus (AstraZeneca).
Sau khi mắc Covid-19 bao lâu có thể tiêm vaccine?
Người đã mắc Covid-19 có thể tiêm vaccine ngay sau khi hồi phục và đã hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định. Vì vậy, sau khi khỏi bệnh, nên tiêm ngay khi đến lượt, kể cả liều cơ bản hoặc liều bổ sung hoặc liều nhắc lại.
Trường hợp nào chống chỉ định, tạm hoãn tiêm bổ sung và nhắc lại?
Chống chỉ định tiêm đối với những người đã có tiền sử rõ ràng phản vệ với vaccine phòng Covid-19 cùng loại (lần trước) hoặc có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.
Người đang mắc bệnh cấp tính hoặc phụ nữ mang thai dưới 13 tuần sẽ được trì hoãn tiêm chủng.
Làm thế nào để đăng ký tiêm bổ sung hoặc nhắc lại?
Người đang khám, điều trị tại một cơ sở y tế thì liên hệ cơ sở y tế đó để đăng ký.
Người đang làm việc, học tập tại cơ quan, doanh nghiệp, trường học thì đăng ký tại nơi học tập, làm việc. Cơ quan, doanh nghiệp, trường học sẽ chủ động liên hệ UBND địa phương để có phương án tiêm chủng cho người lao động, sinh viên.
Ngoài ra, người dân, đặc biệt các trường hợp không thể di chuyển đến địa điểm tiêm, cần được hỗ trợ có thể liên hệ với Tổ trưởng dân phố, khu phố, ấp hoặc UBND phường, xã, thị trấn cư trú để đăng ký tiêm vaccine.
Hiện nguồn cung vaccine tại TP HCM đảm bảo đủ để tiêm nên người dân thành phố yên tâm đăng ký và chờ đến lượt hẹn tiêm. Sở Y tế đang huy động các bệnh viện công lập, tư nhân, phòng khám đa khoa, chuyên khoa, trạm y tế... thành lập nhiều đội tiêm, nhằm hoàn thành tiêm mũi 3 trước ngày 30/1/2022.
Theo Cổng thông tin Covid-19 TP HCM, thành phố đã tiêm hơn 15,6 triệu liều vaccine, trong đó gần 8 triệu mũi 1, gần 7 triệu mũi 2 và hơn 650.000 mũi 3.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Tầm quan trọng của việc tiêm vaccine nhắc lại cho trẻ.
Cùng tìm hiểu 7 cách đọc sách có thể tốt cho sức khỏe của bạn tại bài viết dưới đây.
Những người có lượng vitamin K thấp, có phổi kém khỏe mạnh hơn. Những người này cũng có nhiều khả năng bị hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và thở khò khè, một nghiên cứu mới cho biết.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những lý do khiến ngón tay bị sưng.
Vitamin K là một vi chất cần thiết cho cơ thể nhưng nó thường ít được quan tâm hơn các loại vitamin khác. Đối với người cao tuổi, vitamin K càng đặc biệt quan trọng vì nó tham gia vào quá trình lão hoá.
Tiểu đường là bệnh đang ngày càng trở nên phổ biến. Các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện từ từ thậm chí trong nhiều năm khiến cho việc nhận biết dấu hiệu trở nên khó khăn hơn.
Tận dụng tối đa lợi ích của các loại rau quả theo mùa để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng không chỉ giúp ngon miệng mà còn có lợi cho sức khỏe, tốt cho tim mạch.
Hầu hết những người khoẻ mạnh không cần ăn chế độ ăn ít muối. Muối rất quan trọng đối với những người năng động, khoẻ mạnh, đặc biệt nếu họ tập thể dục và mất muối qua mồ hôi. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn có thể ăn muối nhiều như bạn muốn. Với những người bị huyết áp cao thì nên tránh thực phẩm nhiều muối và hạn chế muối.
Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý quy tắc 30/10 giúp bạn thiết kế thực đơn hàng ngày lành mạnh, đủ chất và no lâu. Theo đó, mỗi bữa ăn cần đảm bảo 30gr protein và 10gr chất xơ.