Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tiêm vaccine có thể giúp bảo vệ bạn khỏi hội chứng COVID-19 kéo dài hay không?

Tiêm vaccine COVID-19 có thể giúp những người mắc COVID-19 hồi phục hoặc chống lại hội chứng COVID-19 kéo dài ở những người đã miễn dịch với bệnh? Dưới đây là những gì bạn cần biết.

Từ thời điểm cuối năm 2019, khi những người đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc bắt đầu xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của COVID-19, các nhà nghiên cứu đã mất hàng triệu hàng triệu giờ đồng hồ để nghiên cứu về căn bệnh này và đã có những phát hiện vượt bậc về cách mà virus gây ảnh hưởng đến cơ thể.

Tuy nhiên, khi nói về hội chứng COVID-19 kéo dài, là tình trạng mà các triệu chứng COVID-19 kéo dài vài tuần hoặc thậm chí vài tháng sau khi nhiễm bệnh, thì vẫn còn nhiều điều chưa được hiểu rõ.

Các báo cáo về mặt lý thuyết nói rằng những người mắc hội chứng COVID kéo dài sẽ cảm thấy tốt hơn sau khi tiêm vaccine COVID-19. Việc này làm dấy lên một làn sóng nghiên cứu mới về việc tìm hiểu xem liệu việc tiêm vaccine có thể giúp điều trị hoặc ngăn ngừa hội chứng COVID-19 kéo dài hay không.

Hội chứng COVID kéo dài có thể gây nhiều ảnh hưởng

Do tỷ lệ nhiễm biến thể Omicron đang tăng cao, làm tăng số ca nhiễm COVID-19 ở nhiều quốc gia trên thế giới, nên câu hỏi về hội chứng COVID kéo dài trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Theo thống kê có khoảng 10-30% số người nhiễm COVID-19 sẽ tiếp tục mắc phải hội chứng COVID-19 kéo dài.  Mặc dù chưa có một định nghĩa toàn cầu được chấp nhận về hội chứng COVID-19 kéo dài, nhưng có một số triệu chứng chung thường xảy ra. Triệu chứng phổ biến nhất là mệt mỏi, đầu óc không tỉnh táo, khó ghi nhớ. Khó thở, ho, đau ngực, đau bụng, đau đầu, đau khớp cũng là những triệu chứng có thể xuất hiện của hội chứng COVID-19. Hội chứng COVID kéo dài có thể gây ảnh hưởng nhiều mặt. Nhiều người bị mất việc, một số người sẽ không thể ra khỏi giường được và một số người có các triệu chứng rất nặng, khiến họ không thể thực hiện được những công việc thông thường hàng ngày, kể từ những việc nhỏ nhất như tắm rửa.

Kể cả với những người nhiễm COVID-19 không triệu chứng cũng có thể mắc hội chứng COVID-19 kéo dài. Hội chứng COVID kéo dài có thể xảy ra với bất cứ ai, và có thể khiến một người trẻ tuổi có thể sẽ mất đi khả năng suy nghĩ một cách rõ ràng, mất đi khả năng làm việc và mất đi năng suất lao động.

Một số người mắc hội chứng COVID-19 kéo dài cảm thấy tốt hơn sau khi tiêm vaccine

Một khảo sát vào tháng 4 năm 2021 chỉ ra rằng 42% số người mắc hội chứng COVID kéo dài cảm thấy tốt hơn sau khi tiêm vaccine. Trong một khảo sát khác, có khoảng 58% số người được hỏi cảm thấy các triệu chứng được cải thiện sau khi tiêm vaccine.

Những khảo sát này cho thấy rất nhiều nhưng không phải tất cả mọi người mắc hội chứng COVID-19 kéo dài đều có đáp ứng tích cực với việc tiêm vaccine. Một vài triệu chứng có thể sẽ mất đi, một vài triệu chứng vẫn tồn tại, do vậy, vaccine không hẳn là giúp chữa khỏi hội chứng COVID kéo dài nhưng rõ ràng là có những cải thiện nhất định sau khi được tiêm vaccine.

Các nhà nghiên cứu đang đi tìm lời giải thích

Nghiên cứu về hồi phục sau nhiễm COVID tại đại học Yale đang được thiết kế và triển khai nhằm đo lường những thay đổi về đáp ứng miễn dịch và triệu chứng COVID kéo dài trước và sau khi tiêm vaccine. Nghiên cứu này tiến hành nghiên cứu trên 3 loại vaccine là Pfizer, Moderna và J&J. Ngoài việc thu thập thông tin về các triệu chứng của người bệnh và tiền sử bệnh tật, các nhà nghiên cứu cũng thu thập mẫu máu và nước bọt của người tham gia để lấy thông tin về kháng thể và tế bào T, từ đó hiểu được cách mỗi cá nhân đáp ứng với vaccine. Bằng cách này, họ có thể ghi nhận được những thay đổi về đáp ứng miễn dịch mà những người mắc hội chứng COVID kéo dài trải qua cũng như những thay đổi về triệu chứng của họ.

Tại sao vaccine có vẻ như sẽ giúp ích với những người mắc hội chứng COVID kéo dài?

Các nhà nghiên cứu cũng chưa chỉ ra được tại sao vaccine có thể giúp làm giảm triệu chứng COVID kéo dài ở một số người nhưng có một số giả thuyết đã được đưa ra.

Có thể vẫn có một lượng virus nhất định tồn tại ở trong một số mô, gây viêm mãn tính. Từ đó, việc tiêm vaccine làm tăng lượng kháng thể và đáp ứng tế bào T có thể giúp làm sạch lượng virus còn sót lại trong cơ thể. Nếu lý thuyết này đúng, thì quá trình này có thể sẽ giúp người bệnh cảm thấy khá hơn và thậm chí là phục hồi hoàn toàn.

Một khả năng khác là việc nhiễm COVID-19 có thể gây ra phản ứng tự miễn ở cơ thể. Nếu tình trạng này xảy ra, vaccine có thể sẽ khiến người bệnh cảm thấy khá hơn vì vaccine có khả năng tạo ra một số loại cytokine có thể ảnh hưởng đến các tế bào tự hoạt động. Cytokine là những phân tử được cơ thể sản xuất ra giúp trung hòa các đáp ứng miễn dịch. Trong trường hợp này, sự cải thiện các triệu chứng có thể sẽ là tạm thời vì các cytokine này sẽ không tồn tại quá lâu.

Vaccine có thể giúp bảo vệ bạn khỏi hội chứng COVID kéo dài nếu bạn đã nhiễm COVID-19 không?

Mặc dù việc tiêm vaccine có thể giúp làm giảm nguy cơ nhiễm COVID-19, nhưng hiện tại vẫn chưa rõ liệu vaccine có thể giúp bảo vệ bạn trước hội chứng COVID kéo dài nếu bạn bị ốm. Nghiên cứu xuất bản tháng 9 năm 2021 trên tạp chí The Lancet chỉ ra rằng những người đã được tiêm chủng đầy đủ sau đó bị nhiễm COVID-19 sẽ giảm khoảng 49% nguy cơ xuất hiện các triệu chứng COVID kéo dài so với những người không được tiêm chủng. Ngược lại, một nghiên cứu vào tháng 11 năm 2021 chỉ ra rằng tiêm vaccine không làm giảm nguy cơ mắc hội chứng COVID kéo dài.

Các chuyên gia đều đồng ý rằng: cần phải tiêm vaccine COVID

Tất cả mọi người đều nên tiêm vaccine COVID-19, kể cả những người đã nhiễm COVID-19, không chỉ để dự phòng tình trạng tái nhiễm mà còn làm giảm nguy cơ mắc hội chứng COVID-19 kéo dài. Những người đã mắc hội chứng COVID kéo dài nếu chưa được tiêm vaccine cũng nên được tiêm càng sớm càng tốt vì có khả năng việc tiêm vaccine sẽ giúp cải thiện các triệu chứng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Biến thể Omicron có khả năng tái nhiễm cao gấp 5 lần, kể cả trên những người đã tiêm chủng hoặc hồi phục sau mắc COVID-19

Ths. Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Theo everydayhealth) -
Bình luận
Tin mới
  • 13/01/2025

    THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025

    Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:

  • 13/01/2025

    6 thực phẩm tốt nhất cho người bệnh viêm phổi

    Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.

  • 13/01/2025

    Các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông và cách phòng tránh

    Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.

  • 12/01/2025

    Bảo vệ và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh

    Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.

  • 11/01/2025

    Dị ứng mùa đông: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

    Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé

  • 10/01/2025

    VIAM Clinic Tri ân Bạn cũ - Món quà sức khỏe, Tết thêm vui

    Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.

  • 10/01/2025

    6 nhóm người nên ăn thịt bò

    Thịt bò là loại thực phẩm phổ biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể và có lợi cho sức khỏe, nhất là với một số nhóm người.

  • 10/01/2025

    Cảm thấy chóng mặt vì cúm? Đây là những điều bạn nên biết

    Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt.

Xem thêm