Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thận trọng với trào lưu dán miệng khi ngủ

Dán miệng khi ngủ đang dần trở thành trào lưu được nhiều người áp dụng. Theo họ, điều này sẽ giúp ngủ ngon hơn và không phát ra tiếng ngáy. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo việc làm này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, tăng nguy cơ ngạt thở.

Dán miệng khi ngủ không giúp giảm ngáy, ngược lại còn có thể gây nguy hiểm.

Theo CNBC, trào lưu #Mouthtape (dán miệng khi ngủ) đạt 38,5 triệu lượt xem trên TikTok, khiến nhiều người học theo. Những người đăng tải video tin rằng việc dán miệng suốt đêm giúp tăng khả năng thở bằng mũi, giảm tiếng ngáy, giảm nguy cơ sâu răng, thậm chí khiến hơi thở thơm tho hơn vào buổi sáng. Một số người cho rằng thở bằng miệng khi ngủ làm tăng nguy cơ mắc các chứng rối loạn như ngáy, ngưng thở khi ngủ và chứng giảm nhịp thở.

"Thành thật mà nói, dán miệng giúp tôi có giấc ngủ sâu hơn, mang lại nhiều năng lượng vào buổi sáng", Lauryn Bosstick, một blogger chia sẻ trên video TikTok của mình.

Hàng loạt video trên nền tảng xã hội TikTok chia sẻ về việc dán miệng khi ngủ - Ảnh: CNBC

Hàng loạt video trên nền tảng xã hội TikTok chia sẻ về việc dán miệng khi ngủ.

(Ảnh: CNBC)

David Schulman, giáo sư y khoa tại Trường Y Emory, Chủ tịch của Đại học bác sỹ Lồng ngực Mỹ, cho biết lý do mà nhiều người dán miệng là để giảm ngáy. Tuy nhiên, không có nhiều bằng chứng cho thấy nó thực sự giúp giảm ngáy khi ngủ hoặc cải thiện sức khỏe của bạn.

Thậm chí, việc dán kín miệng vào buổi đêm có thể gây ra tình trạng khó thở nếu mọi người đã trải qua một ngày mệt mỏi, khiến mùi hơi thở trở nên khó chịu, gây dị ứng, kích ứng môi do băng keo, làm khô môi.

"Tôi không ủng hộ việc mọi người dán miệng khi ngủ. Hội chứng ngáy của một số người có thể tồi tệ hơn, họ có thể bị ngưng thở. Vì vậy, đây là hành động khá nguy hiểm", giáo sư David Schulman cho biết.

Tương tự, chuyên gia giấc ngủ Raj Dasgupta, người phát ngôn của Học viện Y học Giấc ngủ Mỹ, khẳng định phải cẩn trọng khi sử dụng băng keo dán miệng. Trước khi dùng chúng, bạn phải đảm bảo mũi không gặp các vấn đề như lệch vách ngăn.

Ông Raj Dasgupta cho biết, việc thở bằng mũi khi ngủ rất tốt cho sức khỏe tổng thể, vì nó làm ẩm và lọc không khí tốt hơn so với thở bằng miệng. Không khí hít vào phổi được thanh lọc, ít gây khó chịu. Ngoài ra, khi thức dậy vào buổi sáng, mọi người sẽ không bị khô miệng hoặc hơi thở có mùi.

Bên cạnh đó, thở bằng mũi trong khi nghỉ ngơi có thể làm tăng oxit nitride, một hợp chất trong cơ thể bạn có thể hữu ích để kiểm soát huyết áp của bạn. Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này việc dán miệng khi ngủ không phải lựa chọn duy nhất, bạn có thể áp dụng một số cách sau để chống ngáy như không nằm ngửa khi ngủ, cân nhắc về thực đơn ăn uống buổi tối, hạn chế uống rượu trước khi đi ngủ, tập thể dục thường xuyên hơn.

Nếu bạn đang gặp khó khăn để có được giấc ngủ như mong muốn, thay vì dán miệng, các chuyên đưa ra 10 gợi ý sau:

  • Tránh ăn hoặc uống 2-3h trước khi đi ngủ (nếu bạn đã uống đủ nước)
  • Thường xuyên đi bộ và có tiếp xúc ánh sáng mặt trời
  • Tắm vòi sen hoặc bồn tắm nước ấm để thư giãn trước khi ngủ
  • Tập thở bằng kỹ thuật 4-7-8: Hít vào trong 4 giây, giữ trong khoảng 7 giây và thở ra trong 8 giây
  • Không uống rượu 3-4h trước khi ngủ
  • Không ăn tinh bột 2h trước khi ngủ
  • Đi vệ sinh trước khi ngủ
  • Đặt nhiệt độ phòng khoảng 20-22 độ C
  • Tắt màn hình hoặc chuyển điện thoại sang chế độ ban đêm ít nhất 1h trước khi ngủ
  • Sử dụng tiếng ồn trắng (âm thanh đặc biệt dễ chịu, có thể loại bỏ đi những tiếng ồn xung quanh) thay vì các chương trình truyền hình làm bạn mất tập trung.

Giáo sư David Schulman cho biết, tất cả các khuyến nghị trên sẽ có những tác động khác nhau đối với từng người, vì vậy, nên cân nhắc để lựa chọn phương pháp phù hợp.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Mối quan hệ tuyệt vời giữa thể dục và giấc ngủ.

Lê Tuyết (Theo CNBC) - Theo Suc khoe cong
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

Xem thêm