Một số thực phẩm "quen mặt" có thể gây hại cho tim mạch của bạn.
Tiến sỹ Elizabeth Klodas, một bác sỹ tim mạch người Mỹ và là người sáng lập Step One Foods chỉ ra 5 loại thực phẩm bạn nên hạn chế ăn để có một trái tim khỏe mạnh:
1. Bánh mỳ
Nhiều người ngạc nhiên khi biết rằng bánh mỳ và bánh nướng là một trong những nguồn cung cấp natri lớn nhất trong chế độ ăn uống. Ăn nhiều natri có thể làm tăng huyết áp, đây là một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim và đột quỵ. Ví dụ, 1 chiếc bánh mỳ tròn có thể chứa 500mg natri, bằng khoảng 1/3 số lượng mà Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị mỗi ngày cho hầu hết người lớn.
Ngoài ra, bột tinh chế trong bánh mỳ cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn.
2. Margarine (bơ thực vật)
Bơ thực vật là một trong thực phẩm có hại cho tim mạch. Bơ có nhiều chất béo bão hòa, làm tăng cholesterol xấu và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Trong một số trường hợp, lượng bơ thực vật cũng có liên quan trực tiếp với các cơn đau tim. Do đó, bạn nên hạn chế ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân.
Bạn nên thay thế bơ bằng dầu olive hoặc dầu thực vật có chứa chất béo đơn và đa không bão hòa tốt cho tim.
3. Sữa tách béo
Sữa và các sản phẩm từ sữa có chứa nhiều chất béo bão hòa (được xếp vào nhóm chất béo xấu). Mặc dù sữa tách béo có thể là lựa chọn tốt hơn, nhưng Tiến sỹ Elizabeth Klodas vẫn khuyến khích mọi người chuyển sang sử dụng thử các loại sữa thay thế. Sữa hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt mắc ca, đậu nành, cây gai dầu, hạt lanh... có hàm lượng chất béo không bão hòa tốt cho tim cao hơn.
Sữa hạt hạnh nhân là một lựa chọn thay thế tốt cho cho tim mạch.
Nếu bạn uống sữa chỉ vì đây là nguồn cung cấp calci tốt, hãy biết rằng calci có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau. Hạnh nhân, bông cải xanh, cải xoăn, cam, đậu, đậu edamame, quả sung... đều là những lựa chọn tốt cho tim mạch mà vẫn có thể bổ sung calci.
4. Soda ăn kiêng
Chuyển từ đồ uống có đường sang soda ăn kiêng để cắt giảm lượng calo và đường nghe có vẻ là hữu ích, nhưng nó lại phản tác dụng khi nói đến sức khỏe tim mạch. Đồ uống có đường nhân tạo có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh về chuyển hóa tim mạch. Các nghiên cứu gần đây đã tiết lộ rằng chất làm ngọt nhân tạo được tìm thấy trong loại đồ uống này có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất các protein quan trọng trong ruột của bạn để chống lại bệnh béo phì và đái tháo.
Đối với các lựa chọn đồ uống giải khát, bạn có thể dùng trà, nó chứa nhiều hợp chất có lợi cho tim giúp chống viêm và tổn thương tế bào. Trà đen và trà xanh có liên quan đến việc giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ.
5. Granola bar
Granola bar là granola được chế biến theo dạng thanh hình chữ nhật dài, dùng làm để ăn sáng, ăn vặt. Granola Bar giảm cân là món ăn phổ biến của người Mỹ, bao gồm thành phần chủ yếu là yến mạch kết hợp cùng các loại hạt dinh dưỡng, các loại quả sấy khô. Tuy nhiên, trong các loại hạt và trái cây có thể chứa nhiều đường bổ sung, chất làm ngọt nhân tạo và các thành phần không tốt khác, như dầu cọ.
"Tôi thích dùng các loại hạt như một món ăn nhẹ. Và tôi thường dùng bữa sáng với bột yến mạch, sử dụng trái cây khô hoặc tươi làm chất tạo ngọt", Tiến sỹ Elizabeth Klodas chia sẻ.
Tham khảo thông tin tại bài viết: 8 thay đổi thói quen để có trái tim khỏe mạnh.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.