Mí mắt chảy xệ thoạt nhìn trông có vẻ không đáng lo ngại, nhưng thực chất chúng ẩn chứa vấn đề lớn hơn những gì nhiều người hình dung.
Tình trạng này không chỉ khiến bạn trông thiếu sức sống, già hơn tuổi mà còn có thể dẫn đến các bệnh về mắt và suy giảm thị lực.
Dưới đây là những phương pháp dễ dàng thực hiện tại nhà mà bạn có thể áp dụng để chủ động đẩy lùi tình trạng này.
1. Túi trà hoa cúc
Hoa cúc sở hữu đặc tính chống viêm, giúp “xử lý” tình trạng mí mắt chảy xệ. Sau khi pha cho mình một ly trà hoa cúc, bạn hãy để nguội hai túi trà và đặt chúng lên mắt trong 15-20 phút.
Bạn cũng có thể đặt túi trà vào tủ lạnh trước khi ngâm đắp, để cảm nhận được hiệu ứng “làm mát” nhẹ nhàng rất dễ chịu.
2. Lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng góp phần làm cho làn da trở nên săn chắc và căng tràn hơn. Để chuẩn bị, hãy đảm bảo rằng bạn đã rửa sạch mí mắt và chúng không còn ướt.
Sau đó, hãy thoa một ít lòng trắng trứng lên mí mắt và đợi cho đến khi mí khô. Tiếp theo, bạn rửa sạch lại bằng nước mát. Kết quả sẽ sớm hiện rõ trên mắt sau khi áp dụng thao tác đơn giản này.
3. Đá lạnh
Nước đá làm cho mạch máu co lại, từ đó giảm tình trạng mí mắt chảy xệ. Chỉ cần chườm đá viên lên phần mí mắt, bạn sẽ nhanh chóng thấy được hiệu quả trong khoảng thời gian ngắn ngủi.
4. Ăn nho
Trong nho có chứa các thành phần giúp ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa tế bào. Đây là một loại trái cây rất tốt để khắc phục tình trạng xệ mí mắt.
Vì thế, đừng ngần ngại mà bổ sung ngay nho vào bữa ăn hàng ngày của mình để sở hữu ngoại hình trẻ trung như mong muốn.
5. Dưa leo
Đắp dưa leo là phương pháp không còn xa lạ với nhiều người và thật sự mang lại hiệu quả rõ rệt.
Dưa leo rất giàu axit caffeic và axit ascorbic, đây là những thành phần giúp giảm viêm, đồng thời làm căng da. Bạn chỉ cần đắp hai lát dưa chuột đã ướp lạnh lên mắt và thư giãn. Sau 15-20 phút, hãy gỡ chúng ra và bạn đã có ngay làn da tươi tắn và sáng mịn hơn trước.
6. Tập thể dục cho mắt
Bạn có thể giúp đôi mắt của mình “vận động” với bài tập đơn giản sau. Nhắm mắt lại và đặt ngón trỏ lên trên mỗi mí mắt.
Sau đó, bạn dần nâng khuỷu tay của mình lên. Bạn lần lượt đếm đến 5, với mỗi lần đếm thì nhẹ nhàng ấn lên mí mắt của mình.
Khi đếm đến 5 rồi, hãy cố gắng mở mắt ra trong khi vẫn còn giữ tay ấn nhẹ vào mắt để tạo áp lực nhất định. Hãy lặp lại bài tập này khoảng 10 lần.
7. Ngủ đủ giấc
Nếu không ngủ đủ giấc, bạn sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái căng thẳng, khiến đôi mắt trở nên mệt mỏi như một hệ quả không thể tránh khỏi.
Việc bỏ qua chất lượng giấc ngủ này sẽ làm tình tràng mí mắt chảy xệ trầm trọng hơn. Cách khắc phục rất đơn giản.
Hãy đi ngủ sớm, đảm bảo duy trì thời lượng cần thiết cho giấc ngủ để cả đôi mắt và cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sụp mí mắt ảnh hưởng đến thị lực như thế nào?
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?