Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 sai lầm cạo lông âm thầm phá hoại làn da của bạn

Hãy tránh xa những sai lầm phổ biến dưới đây để sở hữu làn da mượt mà, sạch sẽ và khỏe mạnh đúng như bạn mong muốn.

Một phụ nữ trung bình dành ra khoảng 58 ngày trong cả đời cho việc dọn dẹp lông cơ thể. Dùng dao cạo để dọn lông là phương pháp được nhiều chị em chọn lựa vì ít tốn kém, dễ thực hiện và không gây đau đớn.

Tuy vậy, không ít người mắc phải những sai lầm phổ biến dưới đây, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chính đến ngoại hình và sức khỏe cá nhân.

1. Dùng loại dao cạo “cho nữ giới” .

7 sai lầm cạo lông âm thầm phá hoại làn da của bạn - Ảnh 1.

Dao cạo nam giới có phần lưỡi dao xếp kín và chặt chẽ hơn để cắt bỏ râu, vốn là phần lông dày và cứng.

Nhờ được thiết kế để di chuyển linh hoạt quanh cằm và cổ, phần đầu và tiếp xúc của dao cạo nam có các khớp xoay chính xác và khéo léo để giảm thiểu nguy cơ cắt vào da.

Một ưu điểm lớn nữa của việc phụ nữ sử dụng dao cạo dành cho nam là giá cả. Chúng thường được sản xuất nhiều hơn, nên giá thành cũng rẻ hơn so với dao cạo dành cho phái đẹp.

2. Dao cạo có quá nhiều lưỡi

7 sai lầm cạo lông âm thầm phá hoại làn da của bạn - Ảnh 2.

Sử dụng công cụ với 4 hoặc 5 lưỡi dao khiến nhiều người cảm thấy yên tâm, có cảm giác đã dọn dẹp da sạch sẽ.

Tuy vậy, nguy cơ gây tổn thương da khi sử dụng nhiều lưỡi dao cũng cao hơn. Khi cạo, bạn đang trực tiếp lướt lưỡi dao trên bề mặt da. Vì thế nên, sử dụng tối đa 1-2 lưỡi dao sẽ giảm thiểu khả năng bỏng rát vì kích thích. 

3. Cạo sai hướng

7 sai lầm cạo lông âm thầm phá hoại làn da của bạn - Ảnh 3.

Nếu cạo theo chiều từ dưới lên, bạn đang di chuyển ngược lại với thớ da, nguy cơ dao cắt vào da cũng sẽ cao hơn.

Cạo ngược lên trên cũng dẫn đến tình trạng bỏng do dao cạo, tổn thương nang lông và lông mọc ngược.

Trái lại, hướng di chuyển theo chiều xuôi từ trên xuống sẽ giúp hạn chế kích thích tối đa, bảo vệ làn da của bạn hơn đáng kể.

4. Không chờ đủ lâu trước khi cạo lông lúc tắm

Tốt hơn hết, bạn nên để thao tác dọn dẹp lông này đến lúc gần tắm xong, khi da đã ấm hơn và lông chân cũng mềm hơn.

Việc cạo lông khi da vẫn đang khô, hoặc không dùng kem hay gel hỗ trợ có thể khiến bạn bị “bỏng” do dao và ngứa ngáy, khó chịu.

5. Dùng chung dao cạo với người khác

7 sai lầm cạo lông âm thầm phá hoại làn da của bạn - Ảnh 4.

Dùng chung dao cạo là hành động dễ dàng khiến truyền vi trùng và vi khuẩn lây lan. Các lưỡi dao này có thể mang các mầm bệnh nhiễm trùng như viêm nang lông hoặc nấm.

Vi khuẩn gây mụn rộp và viêm gan cũng có thể phát triển ở những vùng ẩm ướt giữa các lưỡi dao. 

6. Không đổi lưỡi dao định kỳ

7 sai lầm cạo lông âm thầm phá hoại làn da của bạn - Ảnh 5.

Khi lưỡi dao trông xỉn màu hoặc dải dưỡng ẩm ở trên cùng bị mờ đi, bạn nên thay thế chúng bằng dao cạo mới. Sử dụng công cụ với lưỡi dao cũ, xỉn màu có thể gây kích ứng da và phát ban.

Ngoài ra, dao cạo cũ và được sử dụng trong thời gian quá dài cũng có thể mang theo vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể qua đường lỗ chân lông.

7. Cất giữ dao cạo trong phòng tắm 

7 sai lầm cạo lông âm thầm phá hoại làn da của bạn - Ảnh 6.

Giữ dao cạo ở nơi khô ráo giúp ngăn ngừa tình trạng rỉ sét và vi khuẩn ẩn náu trong lưỡi dao.

Cách tốt nhất để bảo quản dao cạo cá nhân là để chúng theo hướng thẳng đứng và ở ngoài trời, tại nơi thoáng mát. Việc này sẽ giúp lưỡi dao trở nên khô hoàn toàn sau khi sử dụng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những lưu ý trước khi triệt lông bằng tia laser.

Mai Linh - Theo vtv.vn
Bình luận
Tin mới
  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

  • 14/01/2025

    Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm: Những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe

    Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?

  • 13/01/2025

    THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025

    Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:

  • 13/01/2025

    6 thực phẩm tốt nhất cho người bệnh viêm phổi

    Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.

  • 13/01/2025

    Các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông và cách phòng tránh

    Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.

  • 12/01/2025

    Bảo vệ và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh

    Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.

  • 11/01/2025

    Dị ứng mùa đông: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

    Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé

Xem thêm