Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân gây đau vùng thượng vị

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về 10 nguyên nhân có thể gây đau vùng thượng vị cũng như các lựa chọn điều trị và khi nào thì cần đi khám.

Chướng bụng, đầy hơi

Khí có trong ruột và đường tiêu hóa. Khi khí này tích tụ có thể gây ra cảm giác đầy bụng, chướng bụng. Khí thường biến mất mà không cần điều trị trong vòng vài giờ. Nếu có kèm theo các triệu chứng như sốt, nôn mửa không kiểm soát được hoặc đau dữ dội, tốt nhất là hãy đi khám.

Đau do đầy hơi, chướng bụng thường không nghiêm trọng và có thể sử dụng thuốc không kê đơn. Bạn nên ăn chậm hơn để tránh nuốt không khí, không làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Một số người còn để ý thấy một vài loại thực phẩm có thể gây ra tình trạng đau do đầy hơi, chướng bụng.

Khó tiêu

Khó tiêu thường do có quá nhiều axit trong dạ dày, có thể xảy ra sau khi ăn thực phẩm có tính axit cao. Gây cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị và đôi khi là ở trong miệng hoặc cổ họng. Cơn đau cũng có thể cảm giác bắt nguồn từ ngực.

Trường hợp ít phổ biến hơn, chứng khó tiêu có thể là do loét dạ dày, trào ngược axit hoặc thậm chí là ung thư dạ dày.

Thuốc không kê đơn có hiệu quả cao trong việc kiểm soát chứng khó tiêu tạm thời. Xác định các yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như một số loại thực phẩm có thể giúp thay đổi lối sống lành mạnh hơn.

Viêm dạ dày

Viêm dạ dày cấp tính xảy ra trong thời gian ngắn và xuất hiện nhanh chóng, thường là do nhiễm vi khuẩn, như vi khuẩn Helicobacter pylori. Viêm dạ dày làm cho niêm mạc dạ dày bị sưng và đau.

Nguyên nhân gây viêm dạ dày mạn tính bao gồm:

  • Bệnh Crohn
  • Bệnh tự miễn
  • Bệnh sarcoidosis (u hạt)
  • Dị ứng
  • Nhiễm virus ở những người có hệ miễn dịch suy yếu
  • Sử dụng đồ uống có cồn
  • Sử dụng NSAID.

Thuốc kháng sinh có thể điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Khi viêm dạ dày là mạn tính, cần chẩn đoán và điều trị nguyên nhân cơ bản.

Viêm dạ dày ruột do virus

Viêm dạ dày ruột do virus là một loại virus dạ dày có thể gây buồn nôn, nôn và tiêu chảy, ngoài ra còn có đau vùng thượng vị. Một số người gọi viêm dạ dày ruột là cúm dạ dày, nhưng nó không thực sự là một loại cúm.

Đối với hầu hết mọi người, các triệu chứng tự biến mất trong vòng vài ngày. Tránh các bữa ăn thịnh soạn và chỉ uống chất lỏng trong suốt có thể giúp mọi người ngừng nôn.

Điều quan trọng là tránh mất nước, vì vậy hãy bù điện giải để giảm bớt các triệu chứng.

Đau cơ

Đau do chấn thương cơ nhẹ hoặc co thắt có thể gây đau tạm thời ở vùng thượng vị. Cơn đau thường dịu đi khi mát-xa nhẹ nhàng và nghỉ ngơi. Một số người còn sử dụng túi chườm lạnh và nóng để giảm bớt triệu chứng này.

Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa là một nhiễm trùng ở ruột thừa. Nếu không điều trị, có thể gây vỡ ruột thừa, nguy hiểm đến tính mạng.

Trong giai đoạn đầu của viêm ruột thừa, xuất hiện cơn đau âm ỉ quanh rốn, còn đau lan tỏa lên vùng thượng vị. Khi tình trạng nhiễm trùng trở nên nặng hơn, cơn đau sẽ lan xuống vùng bụng dưới bên phải.

Sỏi mật

Sỏi mật là một thể rắn hình thành do cholesterol và bilirubin mất cân bằng trong túi mật. Sự tắc nghẽn gây ra bởi sỏi mật làm xuất hiện cơn đau dữ dội vùng thượng vị bên phải, cùng với nôn mửa, mệt mỏi và kiệt sức.

Trong một số thường hợp, phẫu thuật là cần thiết để giải quyết các vấn đề từ sỏi mật. Ví dụ, nếu sỏi mật chặn ống túi mật thì bác sĩ sẽ phải loại bỏ túi mật. Nếu sỏi mật làm tắc nghẽn ống mật chủ thì cần nội soi mật tụy ngược dòng để lấy sỏi.

Bệnh về gan hoặc tuyến tụy

Gan, tuyến tụy và túi mật làm việc cùng nhau để hỗ trợ tiêu hóa. Cả 3 đều nằm ở vị trí phía trên bên phải của dạ dày. Đôi khi, sỏi mật không được điều trị làm tắc nghẽn ống dẫn mật, gây đau ở gan hoặc tuyến tụy.

Bệnh gan, chẳng hạn như viêm gan có thể gây đau gan. Viêm tụy, là tình trạng viêm ở tuyến tụy và gây đau. Một số nguyên nhân khác như ung thư gan hoặc tuyến tụy thì ít có khả năng xảy ra.

Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân. Những người bị viêm tụy có thể cần phải ở lại bệnh viện để truyền dịch và theo dõi. Bệnh gan cần dùng thuốc và thậm chí có thể phải ghép gan.

Tắc ruột

Tắc ruột là tình trạng ruột bị tắc nghẽn, gây đau dữ dội, táo bón, khó tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.

Tắc ruột là trường hợp cần cấp cứu vì ruột có thể bị rách hoặc nhiễm trùng nguy hiểm. Sử dụng thuốc, truyền dịch, giảm đau để điều trị tình trạng này. Trong một số trường hợp sẽ cần phải phẫu thuật để loại bỏ vị trí tắc nghẽn.

Bệnh túi thừa

Túi nhỏ gọi là túi thừa có thể xuất hiện trong ruột, đặc biệt là ở đại tràng. Khi những túi này bị viêm hoặc nhiễm trùng sẽ gây đau bụng dữ dội. Tình trạng viêm ở khu vực này gọi là viêm túi thừa.

Vị trí cơn đau phụ thuộc vào vị trí của túi thừa. Túi thừa có thể xuất hiện ở phần trên của ruột gây đau thượng vị, nhưng phổ biến hơn ở ruột dưới.

Probiotic và chế độ ăn nhiều chất xơ thường giúp điều trị viêm túi thừa. Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị viêm túi thừa.

Nếu tình trạng nhiễm trùng trở nên nặng hơn, bác sĩ sẽ phẫu thuật sẽ loại bỏ túi thừa hoặc một phần của ruột.

Khi nào cần đi khám?

Nếu cơn đau kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn thì tốt nhất là bạn nên đi khám.

Đi khám trong vòng 24 giờ nếu:

  • Tình trạng nôn kéo dài hơn 12 giờ
  • Sốt kèm với đau bụng
  • Đau bụng xảy ra sau một chấn thương, ví dụ như một cú đấm vào dạ dày
  • Bị đau bụng sau khi dùng một loại thuốc mới
  • Đau dạ dày xảy ra ở người bị suy yếu hệ miễn dịch do HIV, hóa trị hoặc thuốc ức chế miễn dịch.

Đến phòng cấp cứu nếu:

  • Xuất hiện cơn đau dữ dội ở vùng bụng trên bên phải
  • Cơn đau dạ dày không chịu đựng được
  • Đau dạ dày kèm phân trắng hoặc nhợt
  • Phụ nữ mang thai bị đau bụng dữ dội
  • Các dấu hiệu mất nước nặng như không đi tiểu, môi nứt nẻ, da khô, lú lẫn, chóng mặt, mắt trũng
  • Trẻ sơ sinh bị nôn kéo dài hoặc sốt cao.

Câu hỏi thường gặp

Nguyên nhân gây đau thượng vị

  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Khó tiêu
  • Căng cơ
  • Nhiễm trùng
  • Viêm ruột thừa
  • Sỏi mật
  • Bệnh về gan hoặc tuyến tụy

Khi nào cần đi khám khi đau thượng vị?

Khi cơn đau trở nên nặng hơn, kéo dài hoặc sau một chấn thương trực tiếp tại vùng này. Nếu đau thượng vị đi kèm với những thay đổi về màu sắc phân, mệt mỏi hoặc mất nước nghiêm trọng thì cần gọi cấp cứu ngay.

Làm thế nào để giảm đau vùng thượng vị?

Phương pháp điều trị phụ thuộc nguyên nhân. Ví dụ, có thể giảm đau do khó tiêu bằng thuốc kháng axit không cần kê đơn, trong khi đau do nhiễm virus đòi hỏi phải bù dịch và nghỉ ngơi.

Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medicalnewstoday
Bình luận
Tin mới
  • 22/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng Marfan

    Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý sức khỏe tổng thể và giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho người mắc hội chứng Marfan - bệnh rối loạn di truyền ảnh hưởng nhiều cơ quan gan, thận...

  • 22/01/2025

    7 lý do để tập thể dục ngoài trời và cách bắt đầu

    Cho dù bạn chạy quanh công viên gần nhà, chèo thuyền dọc bờ hồ hay đi bộ trên đường mòn gần nhà, tập thể dục ngoài trời đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Sau đây là thông tin chi tiết về lý do tại sao tập thể dục ngoài trời lại tốt cho bạn, một số bài tập tuyệt vời khi thực hiện ngoài trời và mẹo để bắt đầu.

  • 21/01/2025

    Thời điểm uống cà phê cực tốt cho tim và tuổi thọ

    Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng thời điểm uống cà phê cũng có ảnh hưởng quan trọng đối với sức khỏe. Các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra một thời điểm uống cà phê trong ngày giúp giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim...

  • 21/01/2025

    5 việc cần làm mỗi sáng để hạ huyết áp

    Đối với hầu hết mọi người, tăng huyết áp không có dấu hiệu cảnh báo. Cách duy nhất để bạn biết mình bị huyết áp cao là thông qua chỉ số huyết áp. Nhưng theo thời gian, tăng huyết áp không được kiểm soát có thể gây tổn thương các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm động mạch, tim, não, thận, mắt, v...v... May mắn thay, có những thay đổi về lối sống mà bạn có thể thực hiện để giúp hạ huyết áp một cách tự nhiên. Thử những thay đổi này vào buổi sáng khi huyết áp của bạn bắt đầu tăng, thậm chí trước khi bạn thức dậy là thời điểm đặc biệt tốt để bắt đầu. Hãy tìm hiểu những thói quen này cùng VIAM nhé.

  • 20/01/2025

    5 lợi ích của tỏi nướng trong mùa đông

    Tỏi nướng không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Dưới đây là 5 lợi ích của tỏi nướng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn trong mùa đông.

  • 20/01/2025

    Xua tan mệt mỏi cuối năm: Bí quyết lấy lại năng lượng cho dân văn phòng

    Cuối năm, thời điểm mà không khí hối hả bao trùm, đặc biệt là với dân văn phòng. Áp lực công việc với deadline dồn dập, những buổi tiệc tùng liên miên khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt quệ. Vậy làm thế nào để xua tan mệt mỏi, lấy lại năng lượng để đón một năm mới tràn đầy hứng khởi? Hãy cùng Viện y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những bí quyết hữu ích để "sạc đầy pin" cho cả thể chất lẫn tinh thần.

  • 18/01/2025

    Du lịch cuối năm khỏe mạnh: cẩm nang bỏ túi cho chuyến đi an toàn

    Cùng khám phá cẩm nang du lịch cuối năm khỏe mạnh với những mẹo hữu ích giúp bạn phòng tránh say tàu xe, các bệnh thường gặp và chuẩn bị thuốc men cần thiết. Đảm bảo chuyến đi an toàn và tràn đầy năng lượng!

  • 17/01/2025

    Phù nề sau sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí hiệu quả

    Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.

Xem thêm