Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thực hiện sơ cứu vết bỏng

Bỏng là tổn thương mô do tiếp xúc với: ngọn lửa, nước nóng, hóa chất ăn mòn, điện, bức xạ (bao gồm cả cháy nắng). Bước đầu tiên trong điều trị bỏng là xác định xem vết bỏng là nhẹ hay nặng để tiến hành sơ cứu và điều trị.

Vết bỏng nặng

Đặc điểm nhận dạng của vết bỏng nặng:

  • Bỏng sâu
  • Da bị khô, sần sùi
  • Đường kính lớn hơn 8cm hoặc bỏng vùng mặt, bàn tay, bàn chân, mông, vùng bẹn hoặc khớp
  • Có những vùng da bị cháy đen, xém nâu hoặc trắng.

Vết bỏng nhẹ

Đặc điểm nhận dạng của vết bỏng nhẹ:

  • Đường kính dưới 8cm
  • Bề mặt da đỏ (như cháy nắng)
  • Da bị phồng rộp
  • Đau.

Sơ cứu vết bỏng nặng

Các bước sơ cứu:

  1. Hãy chắc chắn rằng bạn và người bị bỏng được an toàn, không ở khu vực nguy hiểm. Di chuyển người bệnh tránh xa tác nhân gây bỏng. Nếu đó là bỏng điện, hãy tắt nguồn điện trước khi chạm vào người bệnh.
  2. Kiểm tra xem người bệnh có thở không. Nếu cần, hãy tiến hành hô hấp nhân tạo nếu bạn đã được đào tạo.
  3. Loại bỏ bớt các vật dụng ra khỏi cơ thể của người bệnh, chẳng hạn như thắt lưng và đồ trang sức ở trong hoặc gần vết bỏng. Các vết bỏng thường sưng lên nhanh chóng.
  4. Che khu vực bị bỏng. Sử dụng một miếng vải sạch hoặc băng được làm ẩm bằng nước mát, sạch.
  5. Nếu bàn tay và bàn chân bị bỏng, hãy tách các ngón tay và ngón chân bằng băng thun khô và vô trùng.
  6. Loại bỏ quần áo khỏi các vết bỏng, nhưng đừng cố gắng loại bỏ quần áo đã bị dính vào da.
  7. Tránh ngâm người hoặc các bộ phận cơ thể bị bỏng trong nước. Vì hạ thân nhiệt (mất nhiệt cơ thể nghiêm trọng) có thể xảy ra nếu bạn ngâm vết bỏng lớn, nghiêm trọng trong nước.
  8. Nâng cao vết bỏng. Nếu có thể, hãy nâng vết bỏng cao hơn tim của người bệnh.
  9. Theo dõi để phát hiện tình trạng sốc. Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc bao gồm thở nông, da nhợt và ngất.

Những điều không nên làm:

  • Không làm nhiễm trùng vết bỏng
  • Không sử dụng bất kỳ biện pháp y tế hoặc biện pháp tại nhà như bôi thuốc mỡ, bơ, chườm đá, dùng thuốc xịt hoặc thoa kem
  • Không cho người bệnh ăn bất cứ thứ gì
  • Không đặt gối dưới đầu người bệnh nếu bạn nghĩ rằng họ bị bỏng đường thở.

Sơ cứu vết bỏng nhẹ

  1. Làm nguội vết bỏng. Giữ vết bỏng dưới vòi nước mát, chảy cho đến khi cơn đau giảm bớt.
  2. Loại bỏ các vật dụng, chẳng hạn như nhẫn ra khỏi vết bỏng. Tháo bỏ nhẹ nhàng, nhưng nhanh chóng trước khi vết bỏng bị sưng.
  3. Tránh làm vỡ mụn nước. Mụn nước chứa đầy chất lỏng bảo vệ tránh nhiễm trùng. Nếu mụn nước bị vỡ, hãy làm sạch và nhẹ nhàng bôi thuốc mỡ kháng sinh.
  4. Sử dụng một loại dưỡng ẩm, chẳng hạn như nha đam. Sau khi khu vực bị bỏng đã được làm mát, thoa kem dưỡng da để giảm đau và giữ cho khu vực không bị khô.
  5. Băng bó lỏng vết bỏng. Sử dụng gạc vô trùng. Tránh bông mịn có thể bị rụng và dính vào vết bỏng. Cũng tránh gây quá nhiều áp lực lên vùng da bị bỏng.
  6. Dùng thuốc giảm đau không kê đơn nếu cần thiết. Xem xét sử dụng acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil) hoặc naproxen (Aleve).
Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

  • 18/11/2024

    6 loại thực phẩm bổ sung tốt cho sức khỏe tim mạch

    Một số thực phẩm bổ sung có thể giúp tăng cường hiệu quả của chế độ ăn uống lành mạnh và hỗ trợ sức khỏe trái tim.

Xem thêm