Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cấp cứu ngừng tuần hoàn

Sơ cứu là sự chăm sóc ngay lập tức dành cho người bị bệnh hoặc bị thương trước khi nhận được cấp cứu bởi nhân viên y tế. Trong tình huống khẩn cấp, sơ cứu kịp thời có thể rất quan trọng trong việc cứu sống một người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về cấp cứu ngừng tuần hoàn.

Các bước thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn

A - Airway : Đường thở

Đường thở bị tắc nghẽn có thể cản trở khả năng thở của nạn nhân. Bạn có thể giúp mở đường thở của nạn nhân bằng cách làm như sau:

  1. Đặt một tay lên trán của họ
  2. Nhẹ nhàng ngửa đầu ra sau
  3. Trong khi ngửa đầu, sử dụng 2 ngón tay ở bàn tay còn lại của bạn để nâng cằm họ lên.

B - Breathing: Hô hấp

Hô hấp cung cấp oxy cho cơ thể mang lại sự sống. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là xác định xem người đó có thở hay không.

Để xác định xem một người có thở bình thường hay không, hãy thực hiện các bước sau:

  1. Đặt tai của bạn ngay phía trên miệng của họ và nhìn xuống lồng ngực của họ
  2. Kiểm tra các dấu hiệu sau:  
  • Tiếng thở của họ
  • Cảm giác hơi thở phả vào má của bạn
  • Lồng ngực di chuyển lên xuống  
  1. Tiếp tục thực hiện kỹ thuật này không quá 10 giây

Bạn có thể hô hấp nhân tạo trong trường hợp người đó ngừng thở để giúp họ hô hấp trở lại. Hô hấp nhân tạo cùng với ép tim được đưa vào trong quá trình cứu ngừng tuần hoàn (CPR).

C - Circulation/ Compression: Tuần hoàn

Tim bơm oxy và máu giàu chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể để duy trì sự sống. Trong trường hợp bị ngừng tim, tiến hành hồi sức tim phổi bằng cách ép tim ngoài lồng ngực, đây là bước rất quan trọng để khôi phục lưu thông máu trong cơ thể.

Cập nhập hướng dẫn: CAB

Năm 2010, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến nghị thay đổi thứ tự thay đổi ABC thành CAB

  1. Circulation/ Compression: Tuần hoàn
  2. Airway: Đường thở
  3. Breathing: Hô hấp

Lý do cho sự thay đổi này:

  • Cần phải ép tim để cung cấp đủ lưu lượng máu đến các cơ quan như não và tim
  • Ép tim có thể được thực hiện ngay lập tức, trong khi việc kiểm tra đường thở và hô hấp có thể làm mất khoảng thời gian quan trọng.

Sau khi cập nhật hướng dẫn, cách tiếp cận CAB mới được so sánh với cách tiếp cận ABC cũ. Nghiên cứu đã cho thấy cách tiếp cận CAB hiệu quả hơn.

Chữ “D” trong sơ cứu

Ý nghĩa của nó là:

  • Cầm máu (deadly bleeding): kiểm tra xem người đó có bị chảy máu nghiêm trọng không. Nếu lượng máu chảy nhiều thì bạn cần phải đưa họ đi cấp cứu và dùng áp lực lên vết thương để cầm máu tạm thời.
  • Khử rung tim (Defibrillation): bước này liên quan đến sử dụng dòng điện để khôi phục nhịp tim bình thường ở người bị ngừng tim. Bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị gọi là máy khử rung tim tự động bên ngoài (AED).
  • Thần kinh (Disability): kiểm tra bất kỳ thương tích hoặc khuyết tật đáng chú ý nào liên quan đến tình trạng hiện tại của người đó. Hãy kiểm tra mức độ đáp ứng của họ bằng cách hỏi và kích thích đau.

Cần làm gì trong tình huống khẩn cấp

  1. Kiểm tra

Đánh giá môi trường xung quanh của bạn xem có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm không như: cháy, mối nguy hiểm về đường điện, lũ lụt, khói hóa chất, mảnh vỡ rơi, xe cộ, động vật hung dữ,... Nếu nhận thấy mối nguy hiểm, hãy tiến hánh các bước tiếp theo, nếu không, hãy rời khỏi khu vực đó và nhờ sự trợ giúp.

  1. Gọi cấp cứu

Nếu một người bất tỉnh, không phản ứng hoặc bị thương nặng, hãy gọi cấp cứu. Nếu xung quanh có người khác, hãy nhờ họ gọi để bạn chăm sóc người bị thương.

  1. Sơ cứu

Trong khi chờ xe cấp cứu đến, bạn có thể bắt đầu sơ cứu. Nếu người đó vẫn còn ý thức, hãy hỏi ý kiến của họ trước khi tiến hành sơ cứu.

Cách thực hiện CPR (cấp cứu ngừng tuần hoàn) cho người lớn

Cấp cứu ngừng tuần hoàn được tiến hành khi một người ngừng thở hoặc ngừng tim. Các bước tiến hành bao gồm:

  • Đặt người bệnh nằm ngửa, trên bề mặt phẳng, chắc chắn.
  • Đặt gốc bàn tay lên giữa ngực người bệnh. Tay còn lại đặt trên tay kia và xen kẽ các ngón tay
  • Hãy chắc chắn rằng cánh tay của bạn để thẳng khi thực hiện
  • Ép tim, ấn thẳng xuống ngực ít nhất 5cm, làm đều đặn với tốc độ ít nhất 100 lần/phút
  • Sau 30 lần ép tim, mở đường thở bằng cách nhẹ nhàng ngửa đầu ra sau và nâng cằm lên
  • Tiến hành hô hấp nhân tạo, bịt mũi người bệnh, đưa miệng của bạn và thổi không khí vào miệng của họ
  • Thổi đều đặn. Nếu kích thước lồng ngực tăng lên, hãy tiến hành hô hấp nhân tạo lần 2. Nếu không, hãy thực hiện lại bước mở đường thở sau đó mới hô hấp nhân tạo.
  • Thực hiện thêm 30 lần ép ngực sau đó là hô hấp nhân tạo, lặp lại cho đến khi người bệnh có dấu hiệu cử động hoặc nhân viên y tế đến.

Cách thực hiện CPR (cấp cứu ngừng tuần hoàn) cho trẻ

Các bước liên quan đến việc thực hiện CPR cho trẻ em rất giống với các bước dành cho người lớn. Một chu kỳ CPR vẫn bao gồm 30 lần ép tim và 2 lần hô hấp nhân tạo. Nếu trẻ còn nhỏ, chỉ sử dụng 1 tay để ép ngực thay vì 2 tay.

Dành cho trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, chỉ sử dụng hai ngón tay khi ép tim. Ấn ngực sâu khoảng 4cm.

Quá trình hô hấp nhân tạo ở trẻ sơ sinh:

  • Đặt miệng của bạn lên mũi và miệng của trẻ sơ sinh
  • Thổi nhẹ nhàng không khí vào miệng trẻ.

Sơ cứu cho người bất tỉnh

Một số trường hợp, có những người tim vẫn đập nhưng lại bất tỉnh. Nguyên nhân có thể là do chấn thương đầu, chảy máy, quá liều thuốc, ngộ độc rượu, ngất, tụt đường huyết, mất nước, đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA), rối loạn nhịp tim, động kinh, chứng ngủ rũ. Trong trường hợp này, hãy thực hiện các bước dưới đây trong khi chờ nhân viên y tế đến.

Kiểm tra hô hấp

Nếu họ vẫn đang hô hấp bình thường, hãy tiến hành các bước tiếp theo. Nếu không, hãy gọi cấp cứu và thực hiện hô hấp nhân tạo cho đến khi nhân viên y tế đến

Tư thế hồi phục

Tư thế hồi phục giúp giữ cho đường thở được thông thoáng, ngăn ngừa nghẹt thở

  • Quỳ xuống một bên của người bệnh
  • Đặt tay người bệnh gần bạn sao cho vuông góc với cơ thể họ, lòng bàn tay ngửa lên trên
  • Gập cánh tay còn lại và đặt dưới má
  • Tay còn lại của bạn sẽ kéo chân người bệnh phía xa bạn co lên một góc vuông
  • Nhẹ nhàng kéo người bệnh quay về phía của bạn
  • Đảm bảo rằng tay vẫn giữ tư thế để bảo vệ đầu
  • Cẩn thận mở đường thở bằng cách ngửa đầu ra sau và nâng cằm họ lên
  • Kiểm tra xem có dị vật đường thở không.

Gọi trợ giúp

Khi họ ở tư thế hồi phục, hãy gọi cấp cứu. Không để người bệnh ở một mình mà tiếp tục theo dõi tình trạng của họ cho đến khi có nhân viên y tế đến.

Khi nào cần gọi xe cứu thương?

Ngoài các trường hợp ngừng thở, ngừng tim hoặc bất tỉnh, một số trường hợp sau cũng cần gọi cấp cứu: cơn đau tim, đột quỵ, khó thở, co giật, sốc phản vệ, chảy máu nặng, bỏng nặng, nghị ngờ bị ngộ độc.

Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Xem thêm