Trẻ thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 12 tuổi trở lên thích tham gia các hoạt động thể thao hoặc năng động nên biết các nguy cơ về chấn thương tinh hoàn. Điều này có thể chưa xảy ra với trẻ. Nhưng trẻ có thể đã nhìn thấy, hoặc ít nhất đã nghe nói, rằng việc bị chấn thương tinh hoàn gây đau đớn rất nhiều so với các chấn thương khác.Chấn thương tinh hoàn có thể khiến bạn đau đớn gấp đôi so với các chấn thương khác và có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn hoặc gây nôn. Và một số trường hợp chấn thương nặng bạn có thể phải đến viện điều trị. May mắn thay, hầu hết các vết thương ở tinh hoàn đều không quá nghiêm trọng. Dưới đây là giải đáp cho một số câu hỏi thường gặp nhất về chấn thương tinh hoàn.
Tinh hoàn là gì và tại sao chấn thương tinh hoàn lại gây đau đến vậy?
Tinh hoàn là một phần của cơ quan sinh sản nam giới, tạo ra tinh trùng và hormone sinh dục nam gọi là testosterone. Nếu không có tinh hoàn, nam giới sẽ không thể có con. Cơ thể nam giới cũng sẽ thay đổi rất nhiều nếu không có testosterone. Testosterone chịu trách nhiệm cho nhiều đặc điểm của nam giới khiến đàn ông khác với phụ nữ.
Tinh hoàn treo bên ngoài cơ thể trong một túi gọi là bìu. Tinh hoàn được treo bên ngoài cơ thể nên không có xương hoặc cơ xung quanh để bảo vệ như các cơ quan khác. Vậy nên nếu tinh hoàn vô tình bị chấn thương thì tinh hoàn sẽ chịu toàn bộ lực của cú đánh mà không có cơ quan đệm bảo vệ nào.
Cảm giác khi bị chấn thương tinh hoàn như thế nào?
Triệu chứng đầu tiên là rất đau. Sau đó có thể là buồn nôn và đôi khi gây nôn. May mắn thay, tinh hoàn có kết cấu xốp thường hấp thụ sốc mà không bị tổn thương nhiều. Bên cạnh đó tinh hoàn còn được bao phủ bởi một lớp mô cứng có tác dụng bảo vệ các mô bên trong.
Với một chấn thương tinh hoàn điển hình, cơn đau và triệu chứng buồn nôn thường giảm sau khoảng một giờ. Hầu hết các chấn thương tinh hoàn đều không ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng hoặc khả năng quan hệ tình dục của tinh hoàn.
Chấn thương tinh hoàn phổ biến như thế nào?
Chấn thương tinh hoàn, đặc biệt là chấn thương nặng thường không phổ biến. Nhưng điều quan trọng là phải biết chấn thương tinh hoàn là có thể xảy ra và bạn cần biết cách để phòng tránh chúng. Và điều quan trọng hơn là nếu bạn thường xuyên tham gia các hoạt động thì nguy cơ có thể xảy ra chấn thương trong đó có chấn thương tinh hoàn. Tham gia một số môn thể thao như bóng đá, bóng rổ hoặc bóng chày có thể khiến bạn gặp nguy hiểm. Tập thể dục cường độ cao, nâng tạ và các hoạt động khác có thể gây căng thẳng cho vùng háng. Nhưng có nhiều cách để bảo vệ vùng háng và giảm nguy cơ chấn thương nghiêm trọng ở tinh hoàn.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Một số chấn thương tinh hoàn có thể trở nên nghiêm trọng và thậm chí có thể cần điều trị khẩn cấp. Bạn hãy đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
Nếu tinh hoàn bị thương chẳng hạn như do va chạm ở háng khi chơi bóng rổ, bạn có tự nên điều trị vết thương không? Nếu chấn thương không nghiêm trọng, bạn có thể thực hiện các bước sau:
Biến chứng nghiêm trọng khi bị chấn thương tinh hoàn
Hai trong số những biến chứng nghiêm trọng nhất khi bị chấn thương tinh hoàn là xoắn tinh hoàn và vỡ tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn là gì?
Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra do chấn thương, như bị đá vào háng hoặc do hoạt động gắng sức. Đôi khi tình trạng xoắn tinh hoàn thậm chí có thể xảy ra mà không có lý do rõ ràng. Bản chất của xoắn tinh hoàn là do xoắn thừng tinh. Điều này cắt đứt nguồn cung cấp máu đến tinh hoàn. Hậu quả của tình trạng này là gây đau, tinh hoàn có cảm giác mềm và bắt đầu sưng lên. Đây là một trường hợp cấp cứu y tế và cần phải được điều trị trong vòng sáu giờ kể từ khi xảy ra. Bác sĩ có thể điều trị bằng cách tháo xoắn tinh hoàn và trong một số trường hợp sẽ cần phải phẫu thuật. Nếu không được điều trị, bạn có thể mất tinh hoàn hoặc khiến cho tình hoàn bị mất chức năng.
Vỡ tinh hoàn là gì?
Vỡ tinh hoàn là rất hiếm gặp. Vỡ tinh hoàn có thể xảy ra từ một cú đánh trực tiiếp với lực tương đối mạnh hoặc khi tinh hoàn bị ép vào xương chậu. Vỡ tinh hoàn gây ra nhiều đau đớn và sưng tấy và cũng gây buồn nôn và nôn. Vết rách khiến máu chảy vào trong bìu. Các tổn thương tinh hoàn này cần phải phẫu thuật để phục hồi.
Cách ngăn ngừa chấn thương tinh hoàn
Đầu tiên, bạn cần trang bị đồ bảo hộ phù hợp khi chơi các môn thể thao khiến bạn gặp nguy hiểm. Bạn có thể đeo đồ bảo hộ khi chơi các môn thể thao như bóng chày, bóng đá, khúc côn cầu hoặc karate. Đồ bảo hộ được làm bằng nhựa cứng giúp che vùng háng để bảo vệ tinh hoàn khỏi bị thương.
Dây hỗ trợ thể thao, hay còn gọi là dây đeo quần, được làm bằng vải để giữ tinh hoàn sát vào cơ thể khi tập thể dục vất vả, đạp xe hoặc nâng vật nặng.
Luôn làm theo hướng dẫn của huấn luyện viên và đeo các thiết bị bảo vệ bổ sung theo hướng dẫn. Đừng ngại đặt câu hỏi nếu có điều gì đó bạn không hiểu.
Sử dụng đồ bảo hộ có kích thước phù hợp vì đồ bảo hộ quá to hay quá nhỏ sẽ không bảo vệ bạn khỏi bị thương. Bạn nên tham khảo ý kiến của huấn luyện viên hoặc bác sĩ để có được lựa chọn phù hợp nhất.
Chấn thương tinh hoàn có thể khiến bạn đau đớn. Nhưng chúng không nhất thiết phải ngăn cản bạn có một lối sống lành mạnh và thú vị. Bạn chỉ cần nhớ rằng nguy cơ chấn thương là không phổ biến, hiếm khi nghiêm trọng và bạn có thể thực hiện các bước để bảo vệ mình khỏi bị thương.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?