Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những lý do khiến bạn thường xuyên cảm thấy đói

Đôi khi, bạn có thể cảm thấy đói bụng dù vừa ăn xong. Nếu hiện tượng nhanh đói diễn ra thường xuyên, một số vấn đề sức khỏe có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Thường xuyên thấy đói không có nghĩa là cơ thể thực sự cần năng lượng.

Áp lực và trầm cảm

Nhiều người tìm đến đồ ăn như một cách đối mặt với căng thẳng, stress trong cuộc sống. Stress khiến nồng độ cortisol tăng cao và làm cơ thể phát sinh nhu cầu ăn uống. Do đó, những rối loạn về cảm xúc khiến bạn có xu hướng ăn nhiều và nhanh đói hơn.

Kỳ kinh nguyệt là thời gian phụ nữ cần nhiều năng lượng và thèm ăn hơn. Giai đoạn tiền mãn kinh cũng gây ra những thay đổi về hormone trong cơ thể nữ giới và xáo trộn thói quen ăn uống của chị em.

Bệnh cường giáp

Nếu bạn ăn nhiều mà vẫn luôn thấy đói và sụt cân, nguyên nhân có thể do tuyến giáp hoạt động quá mức. Tuyến giáp đảm nhận điều hòa nội tiết tốt trong cơ thể và các hoạt động trao đổi chất. Do đó, khi tốc độ trao đổi chất diễn ra quá nhanh, bạn có thể cảm thấy đói thường xuyên hơn.

Nếu hiện tượng nhanh đói bụng đi kèm mệt mỏi, tâm trạng thất thường, móng tay giòn và rụng tóc, bạn nên tới cơ sở y tế uy tín để kiểm tra tuyến giáp.

Béo phì

Ăn quá nhiều có thể dẫn đến thừa cân và ngược lại, béo phì cũng là lý do khiến bạn đói bụng liên tục. Các tế bào mỡ khiến cơ thể không nhạy cảm với hormone leptin báo hiệu cảm giác no, do đó, người béo phì có xu hướng cảm thấy đói thường xuyên hơn. 

Béo phì và cảm giác đói thường xuyên là một vòng luẩn quẩn.

Để kiểm soát cân nặng, bạn nên tránh chất bột đường đã qua chế biến (bánh ngọt, nước ngọt) và bổ sung nhiều chất xơ. Thức ăn nhiều chất xơ như rau quả, yến mạch sẽ tồn tại trong dạ dày lâu hơn, đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Đái tháo đường

Đái tháo đường type 1 và type 2 đều gây ra rối loạn trong chỉ số đường huyết và khiến tế bào luôn ở trong tình trạng thiếu năng lượng. Hạ đường huyết có thể gây ra cơn thèm ăn, nhưng khi ăn quá nhiều có thể khiến đường huyết tăng vọt khó kiểm soát.

Do đó, người đái tháo đường nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn đúng bữa để ổn định lượng đường trong máu.

Không uống đủ nước

Uống đủ nước có nhiều lợi ích với sức khỏe, trong đó giúp giảm hiện tượng đói thường xuyên. Uống nước trước khi ăn tạo cảm giác đầy bụng, do đó nếu uống không đủ nước sẽ thấy đói thường xuyên.

Đôi khi, cơ thể nhầm tưởng cảm giác khát với nhu cầu ăn. Bạn nên uống nước đầy đủ và ăn nhiều rau xanh, hoa quả chứa nhiều nước để kiểm soát cơn đói hiệu quả hơn.

Mất ngủ

Ngủ đủ giấc là một yếu tố trong kiểm soát sự thèm ăn, vì nó giúp điều chỉnh ghrelin, đây là hormone kích thích sự thèm ăn. Thiếu ngủ dẫn đến mức ghrelin cao hơn, đó là lý do tại sao người mất ngủ thấy đói bụng cồn cào vào ban đêm.

Thiếu ngủ thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính như bệnh tim mạch và ung thư. Do đó, để bảo vệ sức khỏe và giảm hiện tượng đói bụng, ban nên đảm bảo giấc ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tại sao lúc nào bạn cũng thấy đói?

Quỳnh Trang - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 08/05/2024

    7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

    Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

  • 08/05/2024

    4 dấu hiệu "cờ đỏ" cảnh báo bệnh gan nhiễm mỡ

    Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan dư thừa quá nhiều, gây ảnh hưởng đến chức năng của gan. Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh rất quan trọng với việc điều trị.

  • 08/05/2024

    Thực phẩm tăng khả năng chữa lành của đường ruột

    Chữa lành đường ruột đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, từ tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng đến hoạt động của hệ thống miễn dịch và kiểm soát tâm trạng. Ưu tiên ăn những thực phẩm này trong chế độ ăn uống có thể thúc đẩy quá trình chữa lành đường ruột.

  • 08/05/2024

    Lupus ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Lupus có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn, nhưng việc dùng thuốc có thể giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng bệnh. Ngoài ra còn có các biện pháp bạn có thể tự thực hiện để tránh ảnh hưởng của bệnh lupus lên tim, da, thận, mắt và các khu vực khác trên cơ thể.

  • 07/05/2024

    5 thực phẩm giàu protein cho người ăn chay để giảm cân

    Bổ sung thực phẩm giàu protein có thể giúp kiềm chế cơn thèm ăn, tránh ăn quá nhiều hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Với người ăn chay nên bổ sung protein qua những thực phẩm nào?

  • 07/05/2024

    Trẻ tuổi teen hút thuốc lá điện tử dễ nhiễm kim loại độc hại

    Thực tế đáng báo động hiện nay là thuốc lá thế hệ mới ngày càng phổ biến với giới trẻ. Nghiên cứu cho thấy, thói quen hút thuốc lá điện tử dạng vape khiến trẻ vị thành niên có nguy cơ nhiễm kim loại độc hại.

  • 07/05/2024

    Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mủ ở trẻ em

    Viêm amidan mủ ở trẻ (hay viêm amidan hốc mủ) là một dạng viêm mạn tính, xuất hiện các hốc mủ trắng xung quanh amidan và vòm họng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do sức đề kháng còn yếu, vi khuẩn và virus dễ tấn công và để lại biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

  • 07/05/2024

    Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng

    Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống rượu và ung thư đại trực tràng. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ này càng trở nên mạnh mẽ hơn khi tiêu thụ nhiều rượu hơn.

Xem thêm