Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ung thư ống dẫn sữa là gì?

Ung thư vú là dạng ung thư phổ biến nhất ởphụ nữ, trong đó ung thư ống dẫn sữa là loại ung thư vú phổ biến nhất. Mặc dù ung thư vú thường ảnh hưởng tới phụ nữ và nhưng ung thư vú cũng có khả năng cao xảy ra ở nam giới. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kf (CDC), ung thư ống tuyến vú chiếm hầu hết các trường hợp ung thư vú ở nam giới.

Ung thư biểu mô ống tuyến vú có nguyên nhân từ trong ống dẫn sữa. Nó bao gồm ung thư biểu mô ống xâm lấn (IDC) và ung thư biểu mô ống tại chỗ (DCIS).

Các loại ung thư biểu mô ống khác nhau.

Có 2 loại chính:

  • Ung thư biểu mô ống xâm lấn (IDC): Loại ung thư này chiếm khoảng 70–80% trong tất cả các chẩn đoán ung thư vú. Nó bắt đầu trong ống dẫn sữa và lan sang các mô xung quanh.
  • Ung thư biểu mô ống tại chỗ (DCIS): được coi là giai đoạn đầu của ung thư, ung thư không xâm lấn hoặc tiền ung thư vì nó chưa bắt đầu lan sang phần còn lại của mô vú. Ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ cuối cùng có thể dẫn đến ung thư biểu mô ống xâm lấn.

Những triệu chứng của ung thư vú dạng ống.

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Một khối u nhỏ ở vú.
  • Co rút núm vú.
  • Núm vú tiết ra dịch không phải sữa mẹ.
  • Da ở vùng vú có cấu trúc giống như bề mặt quả cam.
  • Đau vùng vú hoặc niêm mạc vú kéo dài.
  • Da ở vùng vú có vảy.
  • Kích ứng da.
  • Sưng to vùng vú.
  • Da trên vùng vú bị dày.

Điều quan trọng cần lưu ý là hầu hết những người bị ung thư vú thể ống không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Điều này đặc biệt đúng với ung thư biểu mô ống tại chỗ. Khám sàng lọc ung thư vú thường xuyên có thể giúp phát hiện ung thư vú thể ống ở giai đoạn đầu. Hầu hết các triệu chứng hoặc thay đổi ở vú không phải do ung thư gây ra. Nhưng nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sỹ.

Điều gì gây ra ung thư ống dẫn sữa và ai có nguy cơ cao nhất?

Cũng như các dạng ung thư khác, nguyên nhân không hoàn toàn rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia đã xác định rằng một số người có nhiều khả năng mắc ung thư vú hơn so với những người khác. Các yếu tố nguyên nhân bao gồm:

  • Độ tuổi: tuổi càng cao sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú càng lớn.
  • Sử dụng rượu bia thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
  • Một số yếu tố sinh sản: khả năng phát triển ung thư vú nhiều hơn ở những người có kinh nguyệt trước 12 tuổi,  mãn kinh sau 55 tuổi, chưa bao giờ mang thai đủ tháng hoặc sinh con ở độ tuổi lớn hơn.
  • Mô vú dày: Một số người bẩm sinh có mô vú dày. Điều này có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và làm cho việc đọc kết quả của siêu âm vú trở nên khó khăn hơn.
  • Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người đã từng mắc ung thư vú thì bạn có nguy cơ cao hơn so với những người khác. Tuy nhiên, hầu hết những người mắc ung thư vú đều không có tiền sử gia đình về bệnh này.
  • Gen: Nếu bạn có một số đột biến trong bộ gen, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư vú so với những người không có.
  • Tiền sử bản thân: Nếu bạn đã từng mắc ung thư vú trước đây, bạn rất có thể mắc lại ở bên vú còn lại hoặc một vùng khác của cùng một bên.
  • Điều trị hormone: Các loại thuốc nội tiết sau mãn kinh chứa hormone estrogen và progesterone có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Phụ nữ chuyển giới có thể có nguy cơ cao hơn do điều trị hormone.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá và ung thư vú có mối liên hệ mật thiết. Tiếp xúc với khói thuốc thụ động cũng có thể làm tăng nguy cơ của bạn.

Nếu bạn nghĩ rằng mình có nguy cơ mắc ung thư vú, hãy nói chuyện với bác sỹ để nhận được tư vấn về việc chụp X-quang tuyến vú cũng như những thay đổi trong lối sống mà bạn có thể thực hiện để giúp giảm nguy cơ tổng thể.

Ung thư vú thể ống được chẩn đoán như thế nào?

Các bác sỹ thường sẽ chỉ định thực hiện một số thủ thuật để xác định và chẩn đoán. Bao gồm:

  • Khám thực thể: Bác sĩ sẽ kiểm tra ngực của bạn theo cách thủ công xem có vón cục hoặc dày lên không.
  • Chụp X-quang tuyến vú để phát hiện ung thư.
  • Sinh thiết: Mẫu biểu mô tuyến vú sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra. Sinh thiết vú có thể giúp xác định xem khối u ở vú là khối u lành tính hay ác tính.
  • Siêu âm: Siêu âm vú sẽ cung cấp cái nhìn chi tiết về mô vú và lưu lượng máu. Phương pháp này không sử dụng bức xạ và an toàn cho những người đang mang thai.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): có thể phát hiện các tổn thương nhỏ ở vú. Các bác sĩ sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ để sàng lọc những người có nguy cơ cao mắc ung thư vú.

Bước tiếp theo là xác định giai đoạn của bệnh ung thư:

  • Giai đoạn 0: Có những tế bào bất thường trong ống dẫn nhưng chúng chưa lan rộng. Ung thư biểu mô ống tại chỗ được coi là giai đoạn 0.
  • Giai đoạn 1: Ung thư chỉ khu trú ở vú, với khối u có đường kính 2 cm hoặc nhỏ hơn.
  • Giai đoạn 2: Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó hoặc khối u có đường kính 2–5 cm 
  • Giai đoạn 3: Ung thư đã lan rộng ở vú, các mô xung quanh và các hạch bạch huyết, nhưng chưa lan xa hơn.
  • Giai đoạn 4: Ung thư đã di căn, nghĩa là nó đã lan đến những vị trí xa hơn trong cơ thể.

Nếu đã có chẩn đoán ung thư biểu mô ống tại chỗ, các bác sỹ có thể sử dụng hệ thống phân loại để đánh giá mức độ của ung thư biểu mô ống tại chỗ sau khi được điều trị:

  • Mức độ nặng, độ 3 hoặc tốc độ phân chia tế bào cao: Ung thư biểu mô ống tại chỗ có khả năng phát triển trở lại cao hơn sau khi điều trị.
  • Tỷ lệ phân bào cấp độ trung, cấp 2 hoặc trung bình: ít có khả năng quay trở lại sau khi điều trị.
  • Cấp độ thấp, cấp 1 hoặc tỷ lệ phân bào thấp: rất ít có khả năng quay trở lại sau khi điều trị.

Ung thư vú thể ống được điều trị như thế nào?

Bác sĩ chuyên khoa ung thư sẽ đề xuất kế hoạch điều trị dựa trên:

  • Loại ung thư mắc phải.
  • Giai đoạn và cấp độ của bệnh.
  • Nhu cầu sức khỏe cụ thể của bạn.

Các phương pháp điều trị ung thư vú dạng ống bao gồm:

  • Phẫu thuật: có thể bao gồm phẫu thuật cắt bỏ khối u, giúp bảo tồn càng nhiều càng tốt khi loại bỏ các tế bào bất thường và các mô xung quanh.
  • Xạ trị: Liệu pháp này sử dụng chùm tia có năng lượng cao để làm hỏng DNA của các tế bào bất thường và ung thư.
  • Liệu pháp nội tiết tố: Bác sĩ lâm sàng có thể kê đơn liệu pháp nội tiết tố nếu tế bào ung thư đang phát triển để đáp ứng với estrogen và progesterone.
  • Hóa trị: Bạn thường không cần hóa trị cho ung thư biểu mô tại chỗ, nhưng nó thường được sử dụng cho ung thư biểu mô xâm lấn sau phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc cắt bỏ vú. Nó có thể làm giảm khả năng lây lan của bệnh ung thư.
  • Liệu pháp khu trú: Phương pháp điều trị này ngăn chặn sự lây lan của các phân tử liên quan đến ung thư.
  • Liệu pháp miễn dịch: Liệu pháp này kích hoạt hệ thống miễn dịch của bạn để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Triển vọng của người bị ung thư vú thể ống là gì?

Tỷ lệ sống tương đối 5 năm cho bệnh nhân ung thư vú là khoảng 90.8%. Ung thư vú cục bộ (nghĩa là ung thư không lan ra ngoài mô vú) có tỷ lệ sống tương đối 5 năm là 99.3%. Tỷ lệ này giảm xuống còn 86.3% cho ung thư vú khu vực và 31% cho ung thư vú đã lan đến các phần cơ thể xa.

Ung thư biểu mô tại chỗ là giai đoạn 0 của ung thư vú loại ống, có tỷ lệ sống tương đối 5 năm là 100%. Tỷ lệ sống sót cho bệnh ung thư vú đã tăng dần theo thời gian, một phần là do sự phát minh của các phương pháp điều trị mới hiệu quả hơn.

Hải Yến - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 03/12/2024

    Mối lo ngại khi trẻ thường xuyên nóng giận mất kiểm soát

    Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.

  • 03/12/2024

    Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

    Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.

  • 03/12/2024

    Bất dung nạp lactose hoàn toàn khác dị ứng đạm sữa bò

    Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

  • 02/12/2024

    6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

    Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.

  • 02/12/2024

    Tập thể dục mùa lạnh: Lợi ích và những lưu ý quan trọng

    Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.

  • 02/12/2024

    Yếu tố Rh và tầm quan trọng của xét nghiệm Rh trong thai kỳ

    Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 01/12/2024

    Mẹo giúp trẻ ngủ ngon hơn trong những ngày se lạnh

    Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.

  • 30/11/2024

    Những điều nên và không nên làm đối với da nhạy cảm

    Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.

Xem thêm