Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 nguyên nhân phổ biến gây tái phát trầm cảm

Để tránh bị trầm cảm tái phát thì bạn cần hiểu được các nguyên nhân gây trầm cảm. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 8 nguyên nhân phổ biến khiến bạn dễ gặp phải tình trạng này.

Trầm cảm nặng thường không xảy ra một lần. Nhiều người bị trầm cảm đã được điều trị và cải thiện ở một mức độ nào đó sẽ thấy rằng các triệu chứng có thể quay trở lại và tồi tệ hơn trước khi đạt được sự thuyên giảm kéo dài. Tình trạng này gọi là tái phát. Trên thực tế, khoảng một nửa số người được điều trị trầm cảm hoặc lo âu sẽ trải qua một giai đoạn khác trong vòng một năm và hầu hết mọi người sẽ tái phát trong vòng 6 tháng. Nguy cơ tái phát tăng lên 70% sau hai giai đoạn trầm cảm và 90% sau ba giai đoạn. Tỷ lệ này có thể thay đổi tuỳ theo cách điều trị.

Bạn càng trải qua nhiều lần trầm cảm thì bạn càng khó hồi phục hoàn toàn. Trầm cảm tái phát có thể làm tăng nguy cơ mắc các hành vi không lành mạnh như sử dụng chất gây nghiện, rượu, không tập thể dục. Đó là lí do tại sao điều quan trọng là bạn phải đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

8 yếu tố có thể gây tái phát tình trạng trầm cảm

Trầm cảm là vấn đề cá nhân, các tác nhân gây ra bệnh ở mỗi người là khác nhau và có thể thay đổi theo thời gian.

  1. Thay đổi thuốc

Việc yêu cầu bác sĩ thử các loại thuốc hoặc liều lượng mới là điều bình thường nếu bạn đã thử phương pháp điều trị hiện tại một thời gian và không có hiệu quả. Nhưng hãy nhớ rằng làm như vậy có thể dẫn đến tái phát, cũng như có thể khiến bạn ngừng điều trị hoàn toàn. Bạn nên uống thuốc chống trầm cảm ít nhất 4 tuần trước khi yêu cầu bác sĩ chuyển sang loại mới. Việc thay đổi thuốc có thể phá vỡ sự cân bằng nồng độ dopamine, serotonin và endorphin trong cơ thể - những hoá chất liên quan đến tâm trạng, giảm đau và sức khoẻ nói chung.

Trầm cảm tái phát trong vòng 1 năm xảy ra thường xuyên hơn ở những người đã ngừng dùng thuốc chống trấm cảm so với những người tiếp tục điều trị. Những người tạm dừng điều trị cũng gặp nhiều triệu chứng lo lắng hơn.

Đọc thêm thông tin tại: Những câu hỏi thường gặp về thuốc chống trầm cảm

  1. Những thay đổi trong cuộc sống

Việc người thân mất đi, hay mất việc, kết thúc một mối quan hệ đều là những sự kiện căng thẳng trong cuộc sống có thể khiến trầm cảm tái phát. Việc cảm thấy buồn bã, tức giận hoặc cáu kỉnh sau một căng thẳng lớn trong cuộc sống là điều bình thường, nhưng nếu các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần, bạn có thể đang bị trầm cảm.

  1. Mắc các bệnh khác

Khoảng 1/3 số người được chẩn đoán mắc bệnh mạn tính như: bệnh tim, bệnh Parkinson, ung thư, tiểu đường, viêm khớp và bệnh đa xơ cứng sẽ bị trầm cảm. Quá trình thích ứng với một căn bệnh cũng như việc điều trị căn bệnh đó cũng có thể làm tăng khả năng bạn bị tái phát trầm cảm.

  1. Lạm dụng chất gây nghiện

Khi trải qua các triệu chứng trầm cảm, mọi người thường tìm đến rượu hay chất gây nghiện. Mặc dù chất gây nghiện có thể mang lại cảm giác hài lòng tức thời nhưng cuối cùng nó lại làm tăng thêm những suy nghĩ tiêu cực và hành vi tự huỷ hoại bản thân. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc một giai đoạn trầm cảm nghiêm trọng.

  1. Sang chấn tâm lý

Những sự kiện đau thương trong cuộc sống, chẳng hạn như bị lạm dụng có thể gây ra một giai đoạn trầm cảm mới. Việc bạn được nghe về các sự kiện đau thương cũng có thể tác động gián tiếp dẫn đến cảm giác trầm cảm, đặc biệt nếu bạn có mối liên hệ cá nhân với vấn đề đó. Bên cạnh đó, sang chấn tâm lý do phân biệt chủng tộc cũng có liên quan đến trầm cảm. Việc bị phân biệt chủng tộc trước 20 tuổi có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các triệu chứng trầm cảm cao ở tuổi trưởng thành.

  1. Ngày lễ, ngày kỉ niệm và những ngày quan trọng khác

Một số ngày lễ, ví dụ như ngày của mẹ hoặc sinh nhật, có thể khiến bạn nhớ về cái chết của người thân hoặc trải nghiệm đau thương thời thơ ấu. Những ngày kỉ niệm, những khoảnh khắc quan trọng trong cuộc đời bạn như ly hôn cũng có thể gây ra các triệu chứng trầm cảm.

  1. Phụ nữ sau sinh

Sinh con có thể khiến trầm cảm tái phát. Dữ liệu từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho thấy cứ 9 bà mẹ mới sinh thì có 1 người mắc chứng trầm cảm sau sinh, ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc bản thân hoặc người khác. Có tiền sử trầm cảm là một yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm sau sinh nên việc phát triển chứng rối loạn này sau khi sinh con có thể được coi là một dạng trầm cảm tái phát.

Đọc thêm bài viết: Bị trầm cảm nên ăn gì và tránh gì?

  1. Rối loạn cảm xúc theo mùa

Một mùa cụ thể nào đó cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm và khiến bệnh tái phát, điều này được gọi là rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD). Tình trạng này phổ biến nhất trong những tháng mùa thu và mùa đông, khi thời tiết lạnh hơn và ánh sáng ban ngày ngắn hơn. Tuy nhiên, cũng có một số người có thể bị trầm cảm theo mùa vào mùa hè.

Những cách giảm nguy cơ tái phát

Không có cách nào đảm bảo ngăn ngừa trầm cảm tái phát, nhưng bạn có thể thực hiện một số bước để giảm nguy cơ:

  • Xác định tác nhân kích hoạt và tránh xa chúng: nhận biết các yếu tố gây ra trầm cảm có thể giúp bạn giảm nguy cơ tái phát trong tương lai. Việc đặt ra ranh giới với mọi người hoặc một số hành vi có nguy cơ gây trầm cảm tái phát cũng là chìa khoá để sống tốt
  • Có sự hỗ trợ từ mọi người: nhận được sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè có thể giúp giảm bớt trầm cảm. Việc tham gia các nhóm xã hội giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm hiện tại và bảo vệ khỏi các giai đoạn trầm cảm trong tương lai.
  • Duy trì thói quen lành mạnh: ngủ đủ giấc mỗi đêm và tập thể dục thường xuyên, cùng các hoạt động tự chăm sóc khác cũng có thể làm giảm tác động mà các tác nhân gây trầm cảm có thể gây ra cho bạn, đồng thời làm giảm nguy cơ tái phát. Hãy học cả những thứ mới như học khiêu vũ, tham gia câu lạc bộ sách, những thứ mang lại niềm vui cho bạn.
  • Tìm kế hoạch điều trị mới nếu kế hoạch hiện tại không hiệu quả: nếu bạn cảm thấy không hiệu quả, hãy nói với bác sĩ điều trị tâm lý để tìm được phương pháp điều trị phù hợp hiệu quả.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm