Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn nên giặt áo ngực bao lâu một lần?

Các chuyên gia đã đánh giá về những rủi ro trong việc chăm sóc da nếu bạn không giặt đồ của mình trong thời gian dài. Ngực của bạn có thể đổ mồ hôi rất nhiều, đặc biệt là trong ngày hè nóng nực. Áo ngực có nhiệm vụ nâng đỡ, hỗ trợ ngực ngay cả trong điều kiện độ ẩm cao. Vì vậy, cũng giống như áo phông hoặc quần legging, bạn nên giặt áo ngực thường xuyên. Nhưng để mang lại lợi ích cho cả làn da và sức khỏe, bạn nên giặt áo ngực với tần suất như thế nào?

Tại sao việc giặt áo ngực lại quan trọng?

Áo ngực tiếp xúc trực tiếp với làn da của bạn. Do đó, vải sẽ tích tụ mồ hôi, bụi bẩn và vi khuẩn. Việc mặc áo lót sạch, có mùi thơm tươi mát không chỉ giúp làn da khỏe hơn mà còn tăng cường sự thoải mái và tự tin suốt cả ngày, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Tần suất giặt áo ngực theo lời khuyên của các chuyên gia.

Chưa có một nghiên cứu nào đề cập chính xác đến cách vệ sinh áo ngực tốt nhất. Tuy nhiên, có những khuyến nghị hợp lý mà bạn có thể tuân theo. Bạn không nên mặc áo ngực trong một tuần rồi mới giặt mà hãy giặt nó sau mỗi một lần mặc để duy trì vệ sinh và sức khỏe làn da. Thời điểm có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhưng nó nên được giặt sau mỗi hai đến bốn lần mặc.

Các yếu tố cho thấy bạn cần phải giặt áo lót sớm hơn bao gồm: mức độ hoạt động, mùa (bạn sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn vào những ngày hè nóng nực), mùi cơ thể nếu có, thời gian mặc áo và những thứ khác mà bạn thoa lên trên người có thể bám vào áo lót, chẳng hạn kem dưỡng da hoặc nước hoa.

Cách giặt áo ngực đúng cách. 

Bước đầu tiên là xem hướng dẫn sử dụng trên nhãn và làm theo hướng dẫn đó. Cách tốt nhất là giặt áo ngực bằng tay với bột giặt nhẹ và nước lạnh, đặc biệt nếu chúng có lớp đệm. Nếu muốn giặt chúng bằng máy giặt, bạn nên cho chúng vào trong túi giặt lưới để giữ được hình dáng ban đầu. Sử dụng nước mát, chất tẩy rửa nhẹ nhàng và chu trình giặt nhẹ nhàng. Treo áo lót cho khô.

Ngoài ra, các chuyên gia khuyên bạn nên ngâm áo ngực (và đồ lót) qua một chu trình xả để đảm bảo không còn cặn bột giặt còn sót lại vì đó có thể là nguyên nhân gây kích ứng cho da.

Điều gì xảy ra nếu bạn không giặt áo lót sau một vài lần mặc?

Một số điều có thể xảy ra với làn da của bạn. Sự tích tụ của mồ hôi, tế bào da chết và bụi bẩn trên áo ngực sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển, dẫn đến các bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn, chẳng hạn như viêm nang lông hoặc nấm candida intertrigo.

Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), viêm nang lông là một bệnh nhiễm trùng da phát triển ở nang lông và trông giống như mụn trứng cá. Quần áo chật cọ sát vào da ẩm, nóng có thể làm tổn thương nang lông và tạo điều kiện cho nhiễm trùng. Candida intertrigo là một bệnh nhiễm trùng ở các nếp gấp da (như dưới ngực của bạn) do nấm men gây ra. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của những bệnh nhiễm trùng này, bạn sẽ cần phải giặt áo ngực thường xuyên hơn và tìm kiếm phương pháp điều trị thích hợp từ bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ y khoa.

Nếu bạn nhận thấy áo ngực của mình có mùi hôi thì đó là do sự phân hủy của vi khuẩn có ở trên da kết hợp với mồ hôi và tạo ra các hợp chất gây mùi. Sự kích ứng và cọ xát từ chiếc áo lót ẩm mồ hôi sẽ gây ra mụn trứng cá do vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông ở khu vực đó.

Cách kéo dài thời gian giữa những lần giặt áo lót.

Nếu bạn không muốn cho chúng vào máy giặt thường xuyên, dưới đây sẽ là một số điều mà bạn có thể áp dụng để giữ nguyên hình dáng cũng như tuổi thọ của áo lót:

  • Sử dụng chất chống mồ hôi để giảm tiết mồ hôi.
  • Mặc áo ngực ít thường xuyên hơn.
  • Ở trong môi trường mát mẻ hơn để hạn chế đổ mồ hôi.

Ngoài ra, bạn cũng không nên mặc áo ngực khi đi ngủ. Đối với nhiều phụ nữ, điều này là không cần thiết hãy cho cơ thể bạn thoải mái để nghỉ ngơi. Nếu ngực của bạn lớn và bạn thấy mặc áo ngực giúp bạn thoải mái hơn vào ban đêm, hãy mặc áo ngực khi đi ngủ.

Tần suất giặt những loại áo ngực khác

Ngoài áo ngực mặc hàng ngày, dưới đây là cách giặt áo ngực thể thao và áo ngực cho con bú:

Đối với áo ngực thể thao, chúng có tác dụng giữ cho ngực của bạn cố định khi vận động và tùy thuộc vào hoạt động, bạn có thể đổ mồ hôi rất nhiều. Do đó, chúng nên được giặt sau mỗi lần mặc. Một ngoại lệ là nếu bạn thực hiện một hoạt động nhẹ nhàng (mà không làm tăng nhiệt độ), chẳng hạn như giãn cơ hoặc tham gia lớp yoga phục hồi và không đổ mồ hôi nhiều. Nếu đúng như vậy, bạn có thể mặc chúng thêm một lần nữa.

Việc giặt nhiều lần, mặc dù là rất cần thiết nhưng sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của áo lót thể thao. Một nghiên cứu cho thấy khả năng nâng đỡ ngực giảm sau 25 lần giặt và mặc 60 phút. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nó cũng giảm đi với chu trình giặt lặp đi lặp lại đơn giản. Mặc dù bạn sẽ không giặt áo ngực thể thao mà không mặc chúng, nhưng kết quả cho thấy rằng việc giặt chúng sẽ phá vỡ cấu trúc giúp cho việc hỗ trợ. Tuy nhiên, mọi người nói rằng áo lót thể thao vẫn giữ được sự thoải mái ngay cả sau nhiều lần giặt và họ có thể không suy nghĩ đến việc thay thế chúng. Tốt nhất, hãy làm theo hướng dẫn bảo quản trên nhãn và hãy nhớ rằng áo lót thể thao của bạn không thể sử dụng mãi mãi, hãy mua áo mới khi bạn nhận thấy rằng chúng không giúp bạn giữ dáng tốt như mức cần thiết.

Nếu bạn đang cho con bú, bạn sẽ biết ngực mình sẽ có tình trạng căng tức đến mức tràn sữa, đặc biệt là trong thời gian đầu. Và ngay cả khi bạn đang rất mệt, hãy cố gắng thay chiếc áo lót này một hoặc hai ngày một lần nếu sữa mẹ chảy ra trên áo ngực. Mặt khác, bạn có thể kéo dài thời gian giặt hai ngày một lần nếu sử dụng miếng lót thấm sữa để thấm bớt một phần sữa dư thừa này. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dụng cụ hút sữa. Điều này không chỉ giúp áo ngực của bạn không bị ướt mà còn có dự trữ sữa trong bình để dành cho bé sau này.

Kết luận

Áo ngực là nơi chứa bụi bẩn, mồ hôi và tế bào da chết. Để có được làn da khỏe mạnh và một sức khỏe tốt, hãy giặt chúng sau mỗi hai đến bốn lần mặc. Tuy nhiên, hãy tăng tần suất giặt thường xuyên hơn nếu bạn đổ mồ hôi nhiều hoặc đang bị kích ứng, nhiễm trùng da ở vùng xung quanh ngực.

Hải Yến - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam - Theo Everyday Health
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

Xem thêm