Vị của sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Sữa mẹ giàu dinh dưỡng và kháng thể tự nhiên mà không một loại dinh dưỡng nào có được. Vì vậy, nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Nuôi con bằng sữa mẹ là việc cho bé bú hoàn toàn bằng sữa được tiết ra từ vú mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời, mẹ không cần bổ sung thêm cho trẻ bất kỳ loại thực phẩm nào khác, kể cả việc uống nước.Khi trẻ từ 6 tháng tuổi, mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú sữa mẹ kết hợp với việc ăn dặm đầy đủ các nhóm thực phẩm để tăng cường dinh dưỡng.
Người mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để có chất lượng sữa tốt cho con bú.
Sữa mẹ khác hoàn toàn với sữa bò, sữa dê hay bất kỳ loại sữa công thức nào khác nên không thể đánh giá và so sánh sữa mẹ với các loại sữa này. Bình thường sữa mẹ sẽ có mùi thơm nhẹ đặc trưng, vị ngọt nhạt, không quá mặn hay quá ngọt.
Trên thực tế, tùy cơ địa mỗi người phụ nữ, chế độ ăn uống từng người trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ mà vị của sữa mẹ cũng sẽ khác nhau. Ngoài ra, mùi vị sữa mẹ cũng sẽ bị biến đổi thành tanh, nồng, chua hơn lúc ban đầu nếu vắt sữa mẹ và bảo quản sữa mẹ trong môi trường bên ngoài.
Vị sữa tiết ra sẽ khác nhau ở mỗi người phụ nữ do sự khác nhau trong thực đơn ăn uống. Hương thơm và mùi vị nguyên bản của sữa mẹ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những loại thực phẩm dưới đây:
Gia vị nồng như tỏi, ớt, tiêu: có mùi hôi nồng làm vị của sữa mẹ thay đổi
Thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn: sữa mẹ sẽ có vị mặn do hàm lượng natri cao trong các loại thức ăn này.
Chuối, ngũ cốc, trái cây: mùi vị sữa mẹ sẽ thơm ngon hơn, lượng sữa cũng dồi dào hơn nếu mẹ ăn nhiều trái cây, ngũ cốc.
Cơ địa của từng phụ nữ cũng trở thành nguyên nhân làm cho mùi vị sữa mẹ khác nhau, chẳng hạn như:
Enzyme tiêu hóa lipase: nếu lượng chất này có nhiều trong cơ thể mẹ sẽ khiến sữa sau khi vắt ra ngoài có vị như xà phòng.
Lactose: khi mẹ được bồi bổ đủ chất thì nồng độ lactose trong máu cao, làm cho sữa mẹ có vị ngọt.
Mùi vị nguyên bản của sữa mẹ phù hợp với khẩu vị của trẻ
Mùi vị sữa mẹ thông thường sẽ ngọt nhạt, dễ chịu cho trẻ bú và bị ảnh hưởng bởi thực phẩm mà mẹ ăn uống. Sữa mẹ có vị ngọt là do có chứa lactose, lượng lactose càng cao sẽ khiến sữa mẹ càng ngọt và ngược lại.
Sữa mẹ ngọt phản ánh việc sức khỏe mẹ rất tốt, ăn uống đầy đủ chất nên sữa mới có vị ngọt, đặc, thơm ngon, kích thích trẻ bú nhiều hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý không nên để sữa quá ngọt để tránh tình trạng trẻ bị quá tải lactose gây phân lỏng xanh, nhiều bọt, mùi chua, trẻ bị hăm tã kéo dài…
Trong khi đó, hàm lượng natri cao và chế độ ăn uống nhiều loại thực phẩm có mùi nồng như tiêu, tỏi, ớt… sẽ làm cho sữa mẹ có vị mặn. Khi sữa mẹ mặn có thể làm cho trẻ "chê" sữa, bỏ cữ bú hoặc bú không nhiều, dẫn đến trẻ bị đói, quấy khóc, thiếu hụt dinh dưỡng và hay ốm vặt.
Vậy nên tốt nhất để tình trạng sữa mẹ có vị mặn không xảy ra, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên chú ý các loại thực phẩm trong chế độ ăn: hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều gia vị, thực phẩm chế biến sẵn…, tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đồ ăn tính mát, lợi sữa…
Màu của sữa mẹ như thế nào là tốt?
Sữa non
Sữa non được tạo thành khi phụ nữ mang thai được 7 tháng trở đi và được hình thành thông qua quá trình thay đổi hormone của phụ nữ sau sinh từ 2 – 3 ngày. Sữa non của mẹ thường có màu vàng nhạt, vàng đục hoặc cam do trong sữa có nhiều beta-carotene.
Số lượng sữa non rất ít nhưng lại cực kỳ bổ dưỡng, chứa nhiều kháng thể, nhiều tế bào miễn nhiễm, lợi khuẩn và ít mỡ.
Sữa chuyển tiếp
Sữa chuyển tiếp được tiết ra sau 5 – 14 ngày sau khi sinh, ngay khi sữa non hết và trước khi sữa trưởng thành bắt đầu hình thành. Màu sữa mẹ sẽ chuyển từ màu vàng của sữa non sang màu trắng của sữa chuyển tiếp. Sữa chuyển tiếp có thành phần dinh dưỡng giống sữa trưởng thành và số lượng sữa nhiều hơn.
Sữa trưởng thành
Sữa trưởng thành xuất hiện khoảng 2 tuần sau khi sinh, có thành phần chứa khoảng một nửa các protein trong sữa non và nhiều chất béo hơn sữa non.Màu sắc của sữa trưởng thành sẽ được chia theo:
Sữa đầu: trong mỗi lần trẻ bú, đây là lượng sữa đầu tiên chảy ra, kết cấu lỏng, ít chất béo, có màu xanh nhạt, xanh non hoặc ngả sang màu trắng trong.
Sữa cuối: hàm lượng chất béo trong sữa sẽ tăng lên khi mẹ tiếp tục cho trẻ bú, màu sữa sẽ đậm dần lên và chuyển thành trắng hoặc vàng đục.
Trên thực tế, sữa mẹ màu gì còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như thực phẩm dinh dưỡng, một số thảo dược, thực phẩm chức năng hay thuốc uống…
Sữa mẹ được "sản xuất" như thế nào? Theo bản năng, cơ thể của người mẹ sẽ tự động tạo ra sữa cho dù bé có bú hay không. Song, thường sau khoảng tuần đầu tiên, việc sản xuất sữa nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào nhu cầu bú của trẻ. Muốn thiết lập và duy trì nguồn sữa lành mạnh, các bà mẹ cần cho con bú thường xuyên.
Việc cho con bú bằng sữa mẹ thường xuyên sẽ kích thích các dây thần kinh ở vú để gửi thông điệp đến tuyến yên trong não của mẹ. Tuyến yên tiết ra các hormone oxytocin và prolactin. Hormone prolactin có tác động đến tuyến sữa để tạo ra sữa mẹ, còn hormone oxytocin lại có nhiệm vụ báo hiệu phản xạ tiết sữa bằng cách làm cho các phế nang co lại và ép sữa mẹ vào ống dẫn sữa để cho bé bú.
Nếu mẹ cho con bú sau 1-3 giờ (ít nhất 8-12 lần một ngày), mức prolactin sẽ được tăng lên, từ đó kích thích việc sản xuất sữa nhiều hơn. Giai đoạn tạo sữa hoàn toàn này bắt đầu vào khoảng ngày thứ 9 sau khi sinh và kéo dài cho đến khi kết thúc thời kỳ cho con bú.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những cách giúp tăng tiết sữa mẹ
Để phát triển cơ bắp, bạn cần kết hợp tập luyện sức mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn tập luyện chăm chỉ, nhưng mắc phải những sai lầm về dinh dưỡng sau đây, bạn vẫn có thể không đạt được kết quả như mong muốn.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các triệu chứng của bệnh ung thư tụy.
Natri là chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần với lượng nhỏ, khi ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp, tăng nguy cơ đau tim, suy tim, đột quỵ, thậm chí là bệnh thận. Việc kiểm soát lượng natri ăn vào có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là khi lớn tuổi.
Nghiên cứu cho thấy, đa số những người “có da có thịt” một chút lại khỏe mạnh hơn khi về già. Người cao tuổi nên tập luyện thế nào để giữ cân nặng hợp lý?
Xã hội phát triển, tỷ lệ dậy thì sớm ở bé gái ngày càng tăng, bình thường tuổi dậy thì ở bé gái từ 9-13 tuổi, nếu bé có kinh lần đầu trước 8 tuổi là dậy thì sớm.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc kết hợp nhiệt độ cao với các hóa chất tạo kiểu tóc tạo ra hàm lượng cao các chất hữu cơ bay hơi, nếu tiếp xúc nhiều có thể gây ra mối nguy cho sức khỏe.
Bạn có thể không thích thời tiết mùa đông lạnh lẽo, ảm đạm. Nhưng việc ở trong nhà vào mùa đông có mang lại những lợi ích đáng kể. Mùa đông cũng là thời điểm hoàn hảo để làm sạch hoàn toàn không gian trong ngôi nhà của bạn.
Các nhà nghiên cứu cho biết về những tác động tiêu cực của việc cười quá mức, đặc biệt là ở người mắc hen suyễn.