Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao ngón tay của bạn bị sưng?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những lý do khiến ngón tay bị sưng.

Giữ nước

Sưng tấy xảy ra khi cơ thể tích tụ nước trong các mô hoặc khớp. Đôi khi ngón út có thể bị sưng húp lên, thậm chí có thể gây khó khăn khi đeo và tháo nhẫn. Ăn mặn có thể gây ra tình trạng này và thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Nhưng đôi khi, ngón tay và bàn tay sưng tấy có thể báo hiệu một vấn đề sức khoẻ nào đó mà bạn cần phải để ý.

Tập thể dục và nhiệt

Tim, phổi, cơ bắp cần oxy để cung cấp năng lượng cho quá trình tập luyện. Máu chảy đến những nơi này nhiều hơn, ít chảy đến tay hơn. Các mạch máu nhỏ phản ứng với sự thay đổi này và giãn nở, khiến ngón tay của bạn sưng lên. Điều này cũng có thể xảy ra khi cơ thể bạn nóng lên trong thời tiết nóng bức. Để hạ nhiệt, các mạch máu trên da của bạn sưng lên để nhiệt thoát ra khỏi bề mặt. Điều này là hoàn toàn bình thường.

Chấn thương

Bạn có thể bị rách dây chằng hoặc bong gân ngón tay, hoặc bị trật khớp, thậm chí bị gãy xương. Nếu vết thương không quá nặng, bạn có thể chườm đá, nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Nếu không thể duỗi thẳng ngón tay, bị sốt hoặc đau đớn nhiều thì hay đi khám ngay.

Nhiễm trùng

Ba nguyên nhân chính:

  • Hiễm HSV trên ngón tay: nhiễm herpes gây ra các mụn nước nhỏ với ban đỏ xung quanh, sưng tấy
  • Viêm quanh móng (paronychia): nhiễm trùng ở móng do vi khuẩn hoặc nấm gây ra
  • Chín mé (felon): nhiễm trùng mủ gây đau ở đầu ngón tay.

Nhiễm trùng ở ngón tay có thể lây lan sang bộ phận khác của cơ thể nếu không được điều trị sớm.

Đọc thêm bài viết: 9 bài thuốc chữa viêm khớp tự nhiên

Viêm khớp

Viêm khớp dạng thấp gây tổn thương khớp, gây sưng, đau và cứng khớp. Các triệu chứng thường xuất hiện đầu tiên ở khớp tay và ảnh hưởng đến cả hai tay. Viêm khớp vảy nến gây sưng ngón tay và ngón chân. Nếu không điều trị thì nó có thể gây ra nhiều tình trạng nghiêm trọng hơn

Bệnh gout

Bệnh gout gây đau và sưng tấy ở bất kì khớp nào, thường là ở ngón chân cái. Nguyên nhân là do quá nhiều axit uric trong máu hình thành các tinh thể trong khớp. Sử dụng thuốc có thể giúp giảm đau và ngăn ngừa nhiều cơn đau hơn.

Thuốc

Một số loại thuốc gây sưng ngón tay:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, ibuprofen và naproxen
  • Steroid
  • Một số loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao
  • Thuốc giảm đau thần kinh như gabapentin và pregabalin
  • Liệu pháp nội tiết tố với estrogen hoặc testosterone.

Ngón tay bị sưng do dùng thuốc thường không phải là tình trạng nghiêm trọng, nhưng nếu lo lắng thì hãy đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Bệnh thận

Thận sẽ loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy có điều gì đó không ổn là sưng tấy ở ngón tay, bàn tay và mắt. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc huyết áp cao thì có thể gây ảnh hưởng đến thận. Hãy kiểm soát những vấn đề này để bảo vệ thận của bạn. Nếu thận không hoạt động đủ tốt, bạn sẽ cần ghép thận hoặc lọc máu.

Mang thai

Phụ nữ mang thai có thể bị sưng ngón tay, mắt cá chân và bàn chân. Nếu tình trạng sưng này diễn ra đột ngột, đặc biệt là ở tay và mặt thì bạn cần phải để ý vì đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Đây là tình trạng huyết áp cao nguy hiểm có thể xảy ra vào nửa sau của thai kỳ. Tình trạng này hiếm khi xảy ra sau khi sinh con, nếu xảy ra sau khi sinh con thì được gọi là tiền sản giật sau sinh, ảnh hưởng đến thận, gây sưng tấy, đau đầu dữ dội, đau bụng và khó nhìn.

Đọc thêm bài viết: Phản ứng phụ của thực phẩm bổ sung Pre-Workout trước khi luyện tập

Bệnh hồng cầu hình liềm

Hồng cầu hình liềm mắc kẹt trong các mạch máu nhỏ và làm tắc nghẽn mạch máu, gây sưng tấy ở bàn tay và bàn chân, có thể còn gây nhiễm trùng, thiếu máu, đột quỵ và mù loà.

Phù mạch bạch huyết

Tình trạng này xảy ra khi chất lỏng trong hệ thống bạch huyết không thể thoát ra như bình thường. Đôi khi là do tác dụng phụ của việc điều trị ung thư. Phụ nữ bị ung thư vú thường được cắt bỏ hạch bạch huyết ở nách để kiểm tra ung thư. Điều này làm ảnh hưởng đến dòng chảy của bạch huyết và gây sưng tấy ở cánh tay, bàn tay. Phù mạch bạch huyết có thể xảy ra bất cứ lúc nào sau điều trị. Tình trạng này không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát đc

Bệnh Raynaud

Bệnh Raynaud là một bệnh hiếm gặp ảnh hưởng đến mạch máu ở ngón tay và ngón chân. Khi lạnh hoặc căng thẳng, mạch máu sẽ co lại, thiếu máu lưu thông khiến các ngón tay của bạn bị tê cóng và đau, da ở khu vực này có thể chuyển sang màu trắng hoặc xanh. Khi mạch máu dãn trở lại và máu được lưu thông, ngón tay sẽ hết đau và sưng. Trong trường hợp nghiêm trọng, thiếu máu có thể gây lở loét, thậm chí hoại tử mô.

Xơ cứng bì

Tình trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô, dẫn tới việc sản xuất quá nhiều protein gọi là collagen, làm dày và cứng da, có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Bàn tay có thể bị cứng và các ngón tay sưng tấy lên. Trong trường hợp nặng, các cơ quan nội tạng có thể bị tổn thương.

Dinh dưỡng và luyện tập là hai yếu tố không thể thiếu trong quá trình tăng cân/ giảm cân của bạn. Để việc tăng, giảm cân có hiệu quả tối ưu và bền vững, bạn nên khám, tư vấn dinh dưỡng với các chuyên gia đầu ngành tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678

Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo WebMD
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2025

    4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

    Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh lao vú

    Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Sử dụng kháng sinh an toàn cho trẻ em

    Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.

  • 18/04/2025

    Cha mẹ thông thái chọn sữa nào cho trẻ tuổi học đường 6–15 tuổi

    Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.

  • 18/04/2025

    Người mắc hội chứng ống cổ chân nên ăn gì và tránh ăn gì?

    Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.

  • 18/04/2025

    Phòng chống cháy nổ mùa nóng

    Mùa nóng đang đến gần, kéo theo đó là nguy cơ cháy nổ gia tăng, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của con người. Thời tiết khô hanh, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các đám cháy phát sinh và lan rộng nhanh chóng. Đặc biệt, trong các hộ gia đình, nhiều vật dụng quen thuộc hàng ngày có thể trở thành những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách.

  • 17/04/2025

    Hãy chọn sữa công thức đúng chuẩn cho trẻ từ 2-5 tuổi

    Ở nhóm tuổi này, bên cạnh các bữa ăn chính, sữa vẫn được khuyến nghị là thực phẩm bổ sung rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn thương hiệu sữa trên thị trường, làm sao để cha mẹ chọn được loại sữa công thức phù hợp nhất cho bé yêu của mình? Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ một số mẹo hữu ích giúp Bạn chọn được loại sữa phù hợp nhất với thể trạng của con.

  • 17/04/2025

    Bí quyết chọn sữa tối ưu dinh dưỡng cho trẻ 7–24 tháng tuổi

    Giai đoạn từ 7 đến 24 tháng tuổi đánh dấu thời kỳ chuyển tiếp quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ, khi trẻ bắt đầu được ăn dặm, thực phẩm bổ sung bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức. Giai đoạn này một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm hô hấp bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ.

Xem thêm