Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách điều trị và phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi

Loãng xương là một tình trạng phổ biến thường gặp ở người cao tuổi, có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm như gãy xương, tàn phế. Vậy điều trị loãng xương như thế nào, phòng ngừa ra sao?

1. Nguyên nhân dẫn đến loãng xương ở người cao tuổi

‏Theo ThS.BS. Nguyễn Thị Bảo Thoa, Trung tâm Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai, nguyên nhân chính gây ra loãng xương là do tuổi tác.

Quá trình lão hóa của các cơ quan dẫn đến giảm hấp thu canxi cùng các chất dinh dưỡng khác làm suy yếu cấu trúc xương.

Chế độ ăn uống không đủ chất cũng có thể gây ra tình trạng loãng xương. ‏

‏Bên cạnh đó, thói quen ít vận động, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây giảm hấp thu vitamin D, giảm hấp thu và tăng bài tiết canxi, dẫn đến tình trạng thiếu canxi và loãng xương.‏

‏‏‏‏Người cao tuổi mắc các bệnh lý về thận, nội tiết cũng có thể bị loãng xương hoặc do tác dụng phụ khi sử dụng corticoid kéo dài.‏

2. Các thuốc điều trị loãng xương ở người cao tuổi‏

2.1 Thuốc giảm đau

‏Đau nhức là một trong những triệu chứng điển hình của loãng xương. Trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol và thuốc calcitonin để ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương.‏

‏‏‏Lưu ý, nên hạn chế dùng các thuốc kháng viêm giảm đau, đặc biệt nhóm thuốc kháng viêm chứa corticosteroids.

photo-1679473894098

Loãng xương ở người cao tuổi là tình trạng phổ biến.

2.2 Thuốc tăng mật độ xương, chống phá hủy xương

‏Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào hủy xương và thúc đẩy quá trình tái tạo xương. ‏

‏Bisphosphonate hiện là thuốc được sử dụng nhiều để tăng mật độ xương, có thể sử dụng theo đường uống và truyền tĩnh mạch. ‏

‏Đối với người cao tuổi, việc tăng mật độ xương khó khăn hơn, do đó việc điều trị sẽ phải kéo dài hàng năm, thậm chí 4-5 năm.‏

‏‏‏‏Lưu ý, trong quá trình sử dụng thuốc tăng mật độ xương, người bệnh cần phải cung cấp đầy đủ canxi và vitamin D cho cơ thể - đây là những nguyên liệu cần thiết cho quá trình tạo xương.

‏Cùng với việc sử dụng thuốc, người bệnh loãng xương nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, các loại rau xanh đậm, các loại đậu, sữa và chế phẩm từ sữa…

photo-1679473903555

‏Điều trị loãng xương rất tốn kém và cần kiên trì trong thời gian dài.

3. Biện pháp phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi‏

‏Để phòng ngừa loãng xương, người cao tuổi cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp. Cụ thể như sau:‏

3.1 Về chế độ dinh dưỡng

‏Người cao tuổi cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng chất dinh dưỡng và phù hợp với nhu cầu cơ thể. Nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu canxi trong khẩu phần ăn vì ở độ tuổi này, khả năng ăn uống và hấp thu các chất dinh dưỡng đều bị hạn chế. ‏

‏Sữa là thực phẩm được khuyên dùng cho người cao tuổi, giúp ngăn ngừa loãng xương. Theo đó, người cao tuổi nên tiêu thụ 500 – 1000ml sữa mỗi ngày, bao gồm sữa tươi, sữa chua và sữa bột.‏

3.2 Về chế độ tập luyện

‏Cùng với chế độ dinh dưỡng, người cao tuổi cần duy trì thói quen tập luyện đều đặn, vừa sức. Nên ưu tiên các hoạt động ngoài trời như đi bộ nhẹ nhàng, tập luyện thái cực quyền, yoga…

Thói quen này không chỉ có tác động tích cực lên hệ xương khớp mà còn tốt cho tim mạch, hô hấp, tiêu hóa…

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách bổ sung glucosamine phòng ngừa thoái hóa khớp.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm