Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hẹp ống sống là gì?

Hẹp ống sống là khi không gian xung quanh cột sống của bạn bị thu hẹp, gây áp lực lên các đốt sống và tủy sống của bạn, ảnh hưởng đến các dây thần kinh chạy từ cột sống đến các chi.

Các triệu chứng

Bạn có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của tình trạng hẹp ống sống. Nhưng nếu hẹp ống sống gây áp lực lên tủy sống hoặc rễ thần kinh, bạn có thể bị tê, yếu, chuột rút và đau ở tay và chân. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể gặp rắc rối với ruột, bàng quang hoặc các vấn đề liên quan đến quan hệ tình dục.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Hẹp ống sống phổ biến nhất ở nam giới và phụ nữ trên 50 tuổi. Bệnh cũng có thể xảy ra khi bạn còn trẻ nếu bạn sinh ra với tình trạng bị hẹp ống sống bẩm sinh hoặc bị tổn thương cột sống theo một cách nào đó.

Lão hóa cột sống

Các dây chằng liên kết cột sống của bạn lại với nhau có thể dày hơn và cứng hơn khi bạn già đi. Xương và khớp cũng có thể to hơn và điều đó có thể thu hẹp khoảng cách giữa các đốt sống của bạn. Viêm khớp, bệnh thường gặp khi bạn lớn tuổi cũng có thể khiến tình trạng hẹp ống sống trở nên tồi tệ hơn.

Đọc thêm bài viết: 9 bài thuốc chữa viêm khớp tự nhiên

Nguyên nhân khác gây hẹp ống sống

Một số nguyên nhân có thể gây áp lực lên tủy sống và dây thần kinh của bạn. Ví dụ, nếu bạn bị thoát vị đĩa đệm, những chiếc đĩa đệm ngăn cách các đốt sống của bạn có thể bị nứt và rỉ dịch. Các khối u cũng có thể phát triển ở cột sống, hoặc một chấn thương bất ngờ có thể làm dịch chuyển cột sống của bạn hoặc tạo ra các mảnh xương ở đó.

Chẩn đoán bệnh

Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử của bạn vì chấn thương và các vấn đề sức khỏe khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự. Bác sĩ sẽ kiểm tra cơn đau khi bạn cúi người về phía sau và kiểm tra sức mạnh cơ bắp cũng như phản xạ của bạn. Ngoài ra các xét nghiệm cận lâm sàng như chụp Xquang, CT để nhìn vào bên trong cột sống của bạn và kiểm tra những thứ như khối u, gai xương hoặc chấn thương cũng là những chỉ định có thể được các bác sĩ đưa ra.

Thuốc điều trị

Để điều trị chứng viêm và đau, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng các loại thuốc không kê đơn như acetaminophen, aspirin, naproxen hoặc ibuprofen. Nếu những cách đó không giúp ích cho những cơn đau của bạn, bác sĩ có thể tiêm cho bạn một mũi steroid vào tủy sống để giảm viêm và đau. Một lựa chọn khác là dùng thuốc gây mê để ngăn chặn cơn đau gần dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Phương pháp điều trị không phẫu thuật

Bác sĩ có thể khuyên bạn không nên thực hiện một số hoạt động và đề xuất một số bài tập nhất định để tăng cường cơ bụng và cơ lưng để giúp hỗ trợ cột sống của bạn. Các bài tập như bơi lội, đạp xe hoặc đi bộ nhanh có thể là những cách tốt để duy trì hoạt động. Nếu bạn lớn tuổi hoặc cơ bụng yếu, bạn có thể cần một chiếc nẹp để củng cố xương sống.

Khi nào bạn cần phẫu thuật?

Chỉ định phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào thể trạng hiện tại của bạn và mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Nếu bạn có thể trạng tốt nhưng bị tê hoặc yếu khiến đi lại khó khăn hoặc gây ra các vấn đề về bàng quang hoặc ruột, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Phẫu thuật là một lựa chọn lớn, đi kèm với những nguy cơ nên điều quan trọng là bạn phải cân nhắc các lựa chọn của mình.

Đọc thêm bài viết: Phản ứng phụ của thực phẩm bổ sung Pre-Workout trước khi luyện tập

Phẫu thuật có tác dụng gì trong điều trị hẹp ống sống?

Mục đích của phẫu thuật là để giảm áp lực lên tủy sống và dây thần kinh, đồng thời hỗ trợ cột sống của bạn. Bác sĩ phẫu thuật có thể điều chỉnh, cắt bớt hoặc loại bỏ các phần của cột sống gây ra áp lực. Bên cạnh đó, phẫu thuật cũng có thể nối lại sửa chữa một số đốt sống có vấn đề.

Nguy cơ khi phẫu thuật

Hầu hết mọi người ít đau hơn và có thể đi lại tốt hơn sau phẫu thuật hẹp ống sống. Tuy nhiên, cũng như nhiều ca phẫu thuật, nhiễm trùng và cục máu đông là có thể xảy ra. Bạn cũng có thể bị rách màng tủy sống. Tất cả những vấn đề này đều có thể điều trị được, nhưng chúng có thể khiến thời gian hồi phục của bạn lâu hơn.

Dinh dưỡng và luyện tập là hai yếu tố không thể thiếu trong quá trình tăng cân/ giảm cân của bạn. Để việc tăng, giảm cân có hiệu quả tối ưu và bền vững, bạn nên khám, tư vấn dinh dưỡng với các chuyên gia đầu ngành tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo WebMD
Bình luận
Tin mới
Xem thêm