Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà bầu.
Các nhà khoa học đã đánh giá "độ xanh" của khu vực nơi các bà bầu sinh sống trong thời kỳ mang thai bằng cách đo mật độ thực vật trên ảnh vệ tinh. Thảm thực vật này bao gồm: Rừng, đất nông nghiệp và các công viên ở khu vực thành thị.
Họ cũng sử dụng dữ liệu về 5 chất gây ô nhiễm: Nitơ dioxide (NO2), ozone, than đen và hai loại hạt vật chất (PM2.5 và PM10). Mức độ ô nhiễm không khí trung bình nằm trong tiêu chuẩn của Liên minh Châu Âu.
Các nhà khoa học cũng xem xét các yếu tố khác của người mẹ bao gồm: Tuổi tác, có hút thuốc lá hay gặp bất kì tình trạng sức khỏe nào hay không.
Kết quả cho thấy, mức độ ô nhiễm không khí cao hơn có liên quan đến cân nặng trẻ khi sinh thấp hơn. Với các hạt bụi mịn nhỏ PM2.5, các hạt bụi mịn tương đối lớn PM10, NO2 và than đen liên quan đến việc giảm trọng lượng trẻ sơ sinh trung bình lần lượt là 56, 46, 48 và 48gr.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện ra, những bà bầu sống ở "khu vực xanh" hơn sinh con có cân nặng cao hơn khoảng 27gr so với bà mẹ sống ở khu vực ít xanh hơn.
Robin Mzati Sinsamala cho biết: "Thời điểm trẻ lớn lên trong bụng mẹ rất quan trọng cho sự phát triển của phổi. Chúng tôi biết rằng trẻ sơ sinh có cân nặng khi sinh thấp dễ bị nhiễm trùng ngực và điều này có thể dẫn đến các vấn đề như hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) sau này. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phụ nữ mang thai tiếp xúc với ô nhiễm không khí, ngay cả ở mức độ tương đối thấp, sẽ sinh con nhẹ cân hơn. Khi họ sống ở "khu vực xanh" có thể giúp chống lại tác động này".
Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng, các "khu vực xanh" là những nơi có lượng người qua lại thấp, nhiều thực vật giúp làm sạch không khí ô nhiễm hoặc là nơi phụ nữ mang thai dễ dàng hoạt động thể chất.
Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu từ nghiên cứu Sức khỏe hô hấp ở Bắc Âu (RHINE) và được trình bày bởi Robin Mzati Sinsamala - nhà nghiên cứu tại Đại học Bergen (Na Uy).
Tham gia nghiên cứu có hơn 4.200 trẻ em và người mẹ sống tại 5 quốc gia châu Âu gồm: Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Iceland và Estonia.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ô nhiễm không khí: Làm sao để bảo vệ sức khỏe?
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?