Tiểu đường tuýp 1 là bệnh tự miễn. Nó xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh. Tuýp này thường phát triển ở những người trẻ, tuy nhiên nó cũng có thể phát triển ở mọi lứa tuổi.
Trước đây, các bác sĩ tin rằng tiểu đường tuýp 1 hoàn toàn là do di truyền. Tuy nhiên, không phải tất cả những người mắc tiểu đường tuýp 1 đều có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Một số đặc điểm di truyền có thể làm cho bệnh tiểu đường tuýp 1 dễ phát triển hơn trong một số trường hợp nhất định.
Ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, các nhà khoa học đã tìm thấy những thay đổi trong gen tạo ra một số protein nhất định. Những protein này đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Những đặc điểm di truyền này khiến một người dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và một số yếu tố có thể gây ra tình trạng này. Đặc biệt, khi một người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, họ sẽ mắc bệnh này suốt đời.
Đọc thêm bài viết: Kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 không dùng insulin
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường tuýp 1 bao gồm:
Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể có kháng thể tự miễn dịch trong máu trong nhiều năm trước khi xuất hiện các triệu chứng. Tình trạng này có thể phát triển theo thời gian hoặc có thể phải có thứ gì đó kích hoạt các kháng thể tự miễn dịch trước khi các triệu chứng xuất hiện. Sau khi kích hoạt, các triệu chứng có xu hướng xuất hiện nhanh chóng trong vòng vài ngày hoặc vài tuần.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có di truyền không?
Tiểu đường tuýp 2 là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 90 - 95% tất cả các trường hợp mắc bệnh tiểu đường ở Hoa Kỳ. Cũng như bệnh tiểu đường tuýp 1, những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường có người thân trong gia đình mắc bệnh này. Tuy nhiên, trong khi các yếu tố di truyền có thể đóng vai trò nào đó, các bác sĩ tin rằng các yếu tố như lối sống, bao gồm: chế độ ăn uống và tập thể dục, có tác động đáng kể nhất.
Ngoài tiền sử gia đình, các yếu tố khác làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2, bao gồm:
Những người có từ 2 yếu tố nguy cơ trở lên có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn.
Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng nào, nhưng có thể làm tăng nguy cơ biến chứng khi sinh và các vấn đề khác. Bệnh thường khỏi sau khi sinh, nhưng sau đó có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, có thể là ngay sau khi kết thúc thai kỳ hoặc vài năm sau đó. Một phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ thường có một thành viên trong gia đình mắc bệnh tiểu đường, thường là tuýp 2.
Bệnh đái tháo nhạt là một tình trạng hoàn toàn khác với bệnh đái tháo đường tuýp 1 và 2. Đây là cả 2 loại đái tháo đường mà chúng ảnh hưởng bởi khả năng sản xuất hormone insulin trong tuyến tụy hoặc khả năng sử dụng insulin đó của cơ thể. Tuy nhiên, bệnh đái tháo nhạt lại là kết quả của sự cố trong tuyến yên và ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone vasopressin. Điều này có thể làm thay đổi sự cân bằng nước trong cơ thể. Bệnh có 2 loại:
Người mắc bệnh có thể bị mất nước dễ dàng. Họ sẽ cần uống nước nhiều và đi tiểu thường xuyên. Tình trạng mất nước ở người bệnh này có thể dẫn đến lú lẫn, huyết áp thấp, co giật và hôn mê.
Các biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh
Những người có nhiều khả năng mắc bệnh này thường có thể thực hiện các phương pháp phòng tránh. Xét nghiệm di truyền có thể dự đoán bệnh tiểu đường tuýp 1 và phân biệt giữa tuýp 1 và 2 ở một số người
Bệnh tiểu đường tuýp 1: không thể ngăn ngừa, nhưng có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bằng cách:
Bệnh tiểu đường tuýp 2: trong nhiều trường hợp có thể ngăn ngừa tuýp 2 bằng cách thay đổi lối sống
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyên bạn nên bắt đầu kiểm tra định kỳ từ 45 tuổi. Tuy nhiên những người có các yếu tố rủi ro ngoài tuổi tác, như béo phì, có thể cần bắt đầu sàng lọc sớm hơn. Sàng lọc có thể phát hiện một người bị tiền tiểu đường, có nghĩa là lượng đường trong máu cao, nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán thành bệnh tiểu đường tuýp 2. Những người ở giai đoạn này, có thể thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để ngăn phát triển thành bệnh.
Đọc thêm bài viết: Căng thẳng ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như thế nào?
Các biện pháp điều chỉnh lối sống:
Lợi ích của việc điều chỉnh lối sống:
Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.
Chế độ ăn chay, thuần chay được lên kế hoạch khoa học có thể đáp ứng gần hết nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Dù vậy, người ăn chay nên cân nhắc bổ sung một số vitamin và dưỡng chất mà thực vật không thể cung cấp đủ.
Ngày 06/11/2024, tại Hà Nội, Viện Y học ứng dụng Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “VAI TRÒ CỦA VITAMIN D3 VÀ K2 TRONG VIỆC CẢI THIỆN MẬT ĐỘ XƯƠNG VÀ TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO Ở TRẺ EM” với sự tham gia của các nhà khoa học, giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ đầu ngành chuyên khoa dinh dưỡng, nhi khoa và xương khớp.
Không chỉ đẹp mắt, những loại thực phẩm có màu tím còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tỷ lệ đạm trong thịt bò là 18g/100g, thịt lợn nạc là 19g/100g, cá chép là 17g/100g. Trong các loại đậu đỗ, tỷ lệ đạm chiếm 21-25g/100g, đặc biệt trong đỗ tương đạm cao tới 35-40g/100g.
Bệnh bạch cầu đơn nhân là một bệnh nhiễm trùng do virus lây lan có thể khiến bạn cảm thấy hoàn toàn kiệt sức như thể bạn đang chiến đấu với cơn cảm lạnh hoặc cúm tồi tệ nhất mà bạn từng mắc phải. Bệnh bạch cầu đơn nhân truyền nhiễm chủ yếu do virus Epstein-Barr (EBV) gây ra, nhưng các bệnh nhiễm trùng khác, chẳng hạn như cytomegalovirus hoặc toxoplasmosis, cũng có thể gây ra bệnh.
Da đầu khô, bong vảy trắng là vấn đề thường gặp trong thời tiết hanh khô của mùa Thu Đông. Bạn nên chăm sóc da đầu và mái tóc đúng cách với các nguyên liệu tự nhiên để giảm hiện tượng này.
Hormone căng thẳng cortisol tăng cao quá mức có thể kéo theo nguy cơ tăng đường huyết, tăng huyết áp và tăng cân. Một số thực phẩm chức năng có thể hỗ trợ cơ thể kiểm soát stress hiệu quả, từ đó giảm nồng độ cortisol.
Thực phẩm bổ sung probiotic chứa các lợi khuẩn, men vi sinh giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Liệu bổ sung probiotic có giúp giảm cân, cải thiện vóc dáng hay không?