https://www.livestrong.com/article/13778354-can-you-drink-coffee-while-breastfeeding/
Caffeine có an toàn khi đang cho con bú hay không?
Có thể bạn đã nghe nói rằng cần phải cẩn thận với những thực phẩm tiêu thụ hằng ngày khi đang cho con bú vì nó có thể ảnh hưởng đến em bé. Tuy nhiên, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), có rất ít loại thực phẩm mà mẹ đang cho con bú phải kiêng hoàn toàn, bao gồm cả thức ăn và đồ uống có chứa caffeine. Điều này không đồng nghĩa với việc bạn có thể uống bao nhiêu caffeine tùy thích. Trả lời cho câu hỏi: “Tôi có thể uống cà phê khi đang cho con bú không?” thì câu trả lời là có nhưng trong liều lượng cho phép.
Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của việc uống caffeine khi cho con bú, nhưng hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng uống một lượng vừa phải sẽ an toàn. Quan điểm này cũng nhận được sự đồng thuận của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG).
Vậy, bạn có thể sử dụng bao nhiêu caffeine trong khi đang cho con bú?
CDC khuyến cáo bà mẹ đang cho con bú nên tiêu thụ không quá 300 miligram caffeine mỗi ngày, tương đương hai đến ba tách cà phê tự pha tại nhà, tùy thuộc vào mức độ đậm đặc.Trong hầu hết các tách cà phê tiêu chuẩn đều chứa 90 đến 100 miligram caffeine.
Một khía cạnh khác cần lưu ý đó là thời điểm tiêu thụ caffeine bởi mức caffeine có trong sữa mẹ sẽ cao nhất trong khoảng thời gian 60 đến 120 phút sau khi sử dụng. Do đó, để an toàn cho bé, mẹ nên cho con bú hoặc hút sữa trước khi uống cà phê. Nhìn chung, lượng caffeine vừa phải sẽ không gây ra các triệu chứng ở trẻ sơ sinh nên thời điểm tiêu thụ caffeine không quá quan trọng. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều caffeine vào đầu buổi tối có thể gây rối loạn giấc ngủ cho bé khi mẹ cho con bú vào ban đêm.
Ngoài ra, cà phê không phải là nguồn cung cấp caffeine duy nhất. Vì vậy, khi cân nhắc sử dụng caffeine, hãy xem xét tất các nguồn caffeine có trong chế độ ăn uống của mẹ, bao gồm soda, nước tăng lực, socola và trà.
Tác hại của việc tiêu thụ quá nhiều caffeine khi đang cho con bú
Việc tiêu thụ một lượng caffeine vừa phải, khoảng 300 miligram mỗi ngày hoặc ít hơn thường không gây nguy hiểm cho bé và hiếm khi biểu hiện thành các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ vượt ngưỡng khuyến cáo này, trẻ sẽ gặp một số tác dụng phụ và đặc biệt, trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ bị ảnh hưởng bởi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tốc độ chuyển hóa caffeine rất chậm. Dưới đây là những điều mà cha mẹ cần biết về nguy cơ có thể xảy ra với trẻ sơ sinh khi mẹ sử dụng quá nhiều cà phê.
Khó chịu và hiếu động thái quá.
Theo CDC Hoa Kỳ, mẹ đang cho con bú nếu sử dụng quá nhiều caffeine có thể dẫn tới triệu chứng khó ngủ, quấy khóc và bồn chồn ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra khi mẹ tiêu thụ tương đương 10 tách cà phê mỗi ngày (con số này vượt quá khuyến nghị là 4 tách cho người lớn khỏe mạnh không cho con bú). Trong trường hợp này, việc giảm tiêu thụ caffeine sẽ hạn chế các triệu chứng này xảy ra.
Các vấn đề về giấc ngủ
Hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu báo cáo về việc trẻ sơ sinh bú mẹ gặp các vấn đề về giấc ngủ khi mẹ tiêu thụ nhiều caffeine. Các triệu chứng này bao gồm: ngủ không ngon giấc, trằn trọc, bồn chồn, hay tỉnh giấc, giấc ngủ ngắn,… Và điều này cũng chỉ xảy ra khi mẹ sử dụng vượt quá lượng caffeine khuyến nghị.
Thiếu sắt
Một số bằng chứng đã cho thấy việc tiêu thụ caffeine có thể ảnh hưởng đến hàm lượng sắt có trong sữa mẹ. Cụ thể, việc uống 450ml cà phê có thể làm giảm chất sắt có trong sữa mẹ và là nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở một số trẻ sơ sinh. Kết quả này cũng tương đồng với một số nghiên cứu trước đây, trong đó việc tiêu thụ hơn 450ml (khoảng hai tách) cà phê mỗi ngày có tương quan với mức độ sắt thấp hơn ở cả mẹ và bé sau khi sinh một tháng. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, các triệu chứng của tình trạng thiếu sắt ở trẻ sơ sinh bao gồm: khó chịu, khó thở, ăn uống kẽm, mệt mỏi, đau lưỡi, nhức đầu và chóng mặt. Nếu bạn lo lắng về hàm lượng sắt của bé, hãy thăm khám Bác sỹ Nhi khoa để thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra.
Ảnh hưởng của Caffeine tới lượng sữa của mẹ
Rất may mắn là hiện nay chưa có bằng chứng nào chỉ ra rằng caffeine làm giảm lượng sữa của mẹ. Nhưng việc tiêu thụ quá nhiều caffeine vào cuối ngày có thể khiến bạn mất ngủ và ảnh hưởng đến việc chăm sóc con nhỏ. Do đó, điều này cần được chú ý tới.
Làm thế nào để cắt giảm lượng caffeine nếu cần thiết?
Nếu bạn thường xuyên sử dụng lượng caffeine lớn hơn so với khuyến nghị hoặc nghi ngờ con có những dấu hiệu khác thường bắt nguồn từ việc tiêu thụ caffeine của bạn, đã đến lúc bạn phải kiểm soát lượng caffeine nạp vào cơ thể. Theo khuyến nghị, khi cắt giảm lượng caffeine, bạn nên tiếp cận chậm và dần dần để hạn chế tác dụng phụ thường gặp phải như đau đầu. Bạn cũng có thể thay thế bằng một phiên bản không chứa caffeine của loại đồ uống mà bạn yêu thích hoặc một thứ gì đó hoàn toàn mới và khác biệt. Trong trường hợp nếu bạn bỏ một loại đồ uống có chứa caffeine mà không có tác dụng phụ, bạn có thể bắt đầu bằng một thức uống khác có chứa caffeine theo cách tương tự, dần dần cho đến khi bạn đạt mức tiêu thụ caffeine mà bạn hướng tới.
Không có chống chỉ định tuyệt đối về chế độ ăn uống đối với việc cho con bú và hầu hết các lựa chọn thay thế đều an toàn nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo rằng các lựa chọn thay thế đó không chứa quá nhiều caffeine. Đồng nghĩa với việc bạn phải đọc nhãn và kiểm soát mức tiêu thụ caffeine không vượt quá 300 miligram mỗi ngày.
Việc cai caffeine là cần thiết, đặc biệt là khi con của bạn thường xuyên thức dậy nhiều lần vào ban đêm để bú. Vận động và tập thể dục hằng ngày giúp tỉnh táo và cung cấp năng lượng cho cả một ngày.
Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và bổ sung thêm từ 330 đến 400 Calo mỗi ngày đối với các bà mẹ đang cho con bú. Đảm bảo trong chế độ ăn uống giàu i ốt (thực phẩm từ sữa, cá, muối Iot,…) và nhiều Choline (thịt bò, trứng, đậu nành,…). Theo khuyến cáo của CDC, mẹ đang cho con bú nên bổ sung 290 microgram iot và 550 microgram choline
Nếu bạn đang theo chế độ thuần chay, hãy cân nhắc việc bổ sung thêm Vitamin B12.
Kết luận
Nếu bạn đang tìm hiểu thông tin về caffeine và thắc mắc liệu mình có thể uống cà phê khi đang cho con bú hay không? Câu trả lời là có nhưng trong giới hạn hai đến ba tách cà phê mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu con bạn có các dấu hiệu quấy khóc, thức giấc nhiều hơn hoặc bé sinh thiếu tháng thì bạn nên điều chỉnh lượng caffeine, thậm chí ngừng caffeine. Nếu có bất kì thắc về việc cho con bú và sức khỏe của con nói chung, hãy liên hệ với Bác sỹ Nhi khoa hoặc các chuyên gia về nuôi con bằng sữa mẹ.
Những người bị hôi chân phải vật lộn hàng ngày với nỗi xấu hổ vì đôi chân có mùi, đặc biệt là khi cởi giày ở nơi công cộng hay cửa hàng giày dép. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng hôi chân hiệu quả?
Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ em bắt đầu thay đổi thành cơ thể người lớn quá sớm. Dậy thì sớm được coi la ở thời điểm trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Nguyên nhân gây dậy thì sớm thường không rõ ràng. Một số nguyên nhân xảy ra bao gồm nhiễm trùng, các vấn đề về hormone, khối u, vấn đề liên quan đến não hoặc chấn thương dẫn đến dậy thì sớm.
Nghiên cứu theo dõi quá trình giảm cân kéo dài 25 tháng cho thấy, chế độ ăn kiêng giàu protein và chất xơ giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.
Chế độ ăn uống đủ chất xơ giúp giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm nguy cơ ung thư. Một vài dấu hiệu sau cảnh báo bạn đang thiếu chất xơ.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, căng thẳng quá cao trong công việc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, một vấn đề về nhịp tim nguy hiểm.
Astaxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh thuộc nhóm carotenoid, được tìm thấy tự nhiên trong một số loài tảo biển và các loại hải sản như cá hồi, tôm và tôm hùm.
Sỏi mật là loại sỏi hình thành trong túi mật hoặc trong hệ thống ống dẫn mật. Sỏi mật thường ít khi gây triệu chứng, nhưng trong trường hợp chúng gây triệu chứng hoặc biến chứng khó chịu, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật cắt túi mật để loại bỏ sỏi.
Ngứa mắt là một triệu chứng thường gặp, gây cảm giác khó chịu và khiến bạn muốn dụi mắt liên tục. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?