Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm sao để tăng nguồn sữa mẹ một cách an toàn?

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ mà còn là một cách tuyệt vời để gắn kết tình cảm với em bé mới ra đời. Vậy Làm sao để tăng nguồn sữa mẹ một cách an toàn? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây.

Mặc dù cho con bú là một điều tự nhiên nhưng nó vẫn có thể gây khó khăn cho nhiều bà mẹ. Một trong những khó khăn lớn nhất là lượng sữa thấp và làm thế nào để tăng lượng sữa.

Tại sao nên cho con bú?

Cho con bú sữa mẹ là điều vô cùng quan trọng bởi cơ thể bạn được thiết kế để cung cấp các chất dinh dưỡng và kháng thể phù hợp cho con. Sữa không giống nhau ở mỗi bà mẹ. Từ khi sinh con ra đến khi ngừng cho con bú, sữa mẹ thay đổi để đáp ứng nhu cầu của trẻ.

Một số lợi ích sức khỏe của việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với trẻ có thể kể đến đó là: giảm nguy cơ mắc hen suyễn, béo phì, bệnh tiểu đường loại 1, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, viêm trùng tai, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), nhiễm trùng đường tiêu hóa (tiêu chảy, nôn mửa)… Còn lợi ích sức khỏe cho người mẹ đang cho con bú bao gồm giảm nguy cơ mắc cao huyết áp, bệnh tiểu đường loại 2, ung thư vú, ung thư buồng trứng…

Đọc thêm bài viết: Sữa mẹ thay đổi thế nào khi con ốm?

Làm sao để biết lượng sữa mẹ đang ở mức thấp?

Hầu hết các bà mẹ đều sản xuất đủ sữa để nuôi con. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe tiềm ẩn và lựa chọn lối sống có thể góp phần làm giảm lượng sữa mẹ. Hãy nhớ rằng, con bạn sẽ trải qua những giai đoạn tăng trưởng đột ngột, khi đó nguồn sữa của bạn có vẻ giảm nhưng thực tế là do con bạn đang uống nhiều sữa hơn.

Các dấu hiệu cho thấy con không bú đủ sữa bao gồm:

  • Tăng trưởng: Em bé của bạn có thể giảm hơn 10% trọng lượng sau khi sinh. Ngoài ra, trẻ có thể không tăng cân theo khuyến nghị (tăng 1 - 1,2kg/tháng trong 3 tháng đầu; tăng khoảng 600g/tháng trong giai đoạn 4 - 6 tháng tuổi và khoảng 3 - 400g/tháng trong giai đoạn sau đó). Đây là những dấu hiệu cho thấy rằng bạn sản xuất ít sữa hơn mức mà trẻ cần.
  • Tã bỉm: Trung bình, 1 trẻ 3 ngày tuổi có thể có 6 tã ướt và 3 tã bẩn mỗi ngày. Nếu trẻ không có đủ số lượng tã bẩn/ướt thì đó có thể là 1 dấu hiệu trẻ đang ăn không đủ.
  • Trẻ đói, quấy khóc: Trẻ quấy khóc ngay sau khi bú và có dấu hiệu đói (chẳng hạn như mút tay) cũng là dấu hiệu trẻ bú không đủ sữa. Thông thường khi bé đói, bé sẽ nắm tay lại. Khi được bú và cảm thấy no, tay trẻ sẽ thư giãn và thả lỏng. Nếu em bé của bạn quấy khóc và nắm chặt tay thì có thể là bé đang bị đói.

Làm cách để tăng lượng sữa mẹ?

Có rất nhiều sản phẩm được bán nhằm mục đích tăng nguồn sữa mẹ. Mặc dù dinh dưỡng đóng vai trọng, nhưng bạn không cần mua bất kỳ sản phẩm nào để tăng nguồn cung sữa của mình.

  • Cho con bú theo nhu cầu. Trẻ bú càng thường xuyên thì bạn sẽ càng sản xuất được nhiều sữa. Việc cho con bú sẽ gửi tín hiệu đến cơ thể để sản xuất nhiều sữa hơn. Bạn có thể đã nghe nói nên cho trẻ sơ sinh bú 3 giờ một lần, nhưng thực tế trẻ sơ sinh không tuân theo lịch trình cụ thể nào. Thay vào đó, hãy cho bé ăn khi bé đói. Cuối cùng, bé sẽ phát triển một thói quen.
  • Đảm bảo khớp ngậm đúng. Nếu không ngậm sâu thì bé sẽ không bú đủ sữa. Theo thời gian, cơ thể bạn sẽ bắt đầu sản xuất ít sữa hơn do nhu cầu ít hơn. Một số trẻ bị dính thắng môi và thắng lưỡi làm hạn chế cử động trong miệng. Điều này làm giảm khả năng bú sữa của trẻ.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Cơ thể sử dụng những gì bạn ăn và uống để thúc đẩy quá trình sản xuất sữa mẹ. Một số thực phẩm như bột yến mạch và nước cốt dừa có tác dụng tăng nguồn sữa. Hãy nhớ rằng, bạn vẫn đang ăn cho hai người. Do đó, việc đói hơn bình thường khi cho con bú là điều hiển nhiên vì cơ thể bạn đang sản xuất sữa để nuôi một em bé. Mặc dù bạn lựa chọn loại thực phẩm nào cũng được, nhưng nên ưu tiên bổ sung trái cây, rau và protein lành mạnh.
  • Hút sữa nếu trẻ không bú. Nếu con bạn ngủ lâu hơn hoặc bỏ bú vì lý do nào đó, hãy nhớ hút sữa. Mặc dù việc hút sữa không hiệu quả như cho con bú trực tiếp, nhưng nó vẫn cho cơ thể bạn biết rằng cần phải sản xuất nhiều sữa hơn.

Đọc thêm bài viết: Bạn nên ăn gì khi nuôi con bằng sữa mẹ?

Hiện nay có rất nhiều các chuyên gia về sữa mẹ và những người tư vấn cho con bú nên hãy nói chuyện với họ nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc cho con bú. Chuyên gia tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ có thể theo dõi cách bạn cho con bú và thậm chí theo dõi qua cân nặng để xem con bạn bú được bao nhiêu sữa. Họ sẽ làm điều này bằng cách cân bé trước và sau khi bú.

Khi bạn cố gắng tăng lượng sữa của mình thì hãy bổ sung càng ít càng tốt sữa công thức cho trẻ. Tuy nhiên, nếu bạn đã thử tất cả những lời khuyên này mà con vẫn chưa bú đủ thì vẫn có các lựa chọn khác. Chẳng hạn như có thể tiếp tục cho con bú theo nhu cầu và bổ sung sữa công thức sau mỗi cữ bú.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hoàng Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo WebMD
Bình luận
Tin mới
  • 28/09/2023

    Những nguyên tắc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

    Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn.

  • 28/09/2023

    Mức khuyến nghị đường huyết dành cho các đối tượng

    Nếu lượng đường trong máu nằm trong phạm vi khuyến nghị, đó là dấu hiệu cho thấy kế hoạch quản lý và điều trị bệnh tiểu đường đang có hiệu quả tốt. Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chung, giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên dễ dàng.

  • 28/09/2023

    Các nguồn bổ sung vi chất dinh dưỡng

    Vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Bà mẹ mang thai cần lưu ý để bổ sung vi chất đúng cách.

  • 28/09/2023

    Dinh dưỡng ngừa còi xương cho trẻ

    Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.

  • 28/09/2023

    Đau mắt đỏ lây nhanh ở trẻ mầm non, tiểu học, cách giúp bé tránh mắc bệnh nhiều lần

    Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành. Đau mắt đỏ tuy xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng do lây lan nhanh nên số người mắc bệnh tăng cao, nhất là trẻ mầm non và tiểu học.

  • 28/09/2023

    Trị liệu giác hơi là gì?

    Bạn có thể đã từng thấy những người nổi tiếng và vận động viên chuyên nghiệp có những vết tròn trên lưng do sử dụng liệu pháp giác hơi. Liệu pháp trị liệu này đã đã tồn tại được hàng thiên niên kỷ và trở nên phổ biến trong những năm gần đây

  • 28/09/2023

    Còi xương ở trẻ: Nguyên nhân, cách phòng và điều trị

    Còi xương ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, hình dáng nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung của trẻ khi trưởng thành.

  • 28/09/2023

    Bổ sung canxi đúng cách phòng chống còi xương, loãng xương

    Theo các chuyên gia, canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Nhất là trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần nhiều hơn nhu cầu canxi so với bình thường để giúp cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Xem thêm