Tham dự có Phó Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh; nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu; nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Mạnh Hùng; đại diện WHO tại Việt Nam; BHXH Việt Nam; một số Vụ, Cục, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế; các Bộ, ban, ngành liên quan.
Về phía Tổng hội Y học Việt Nam có PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam; các Phó Chủ tịch, các hội thành viên, các viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, các Sở Y tế,..
Ảnh đoàn chủ tọa Hội nghị
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh: công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng; mạng lưới y tế, nhất là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; đổi mới hệ thống y tế, đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng; việc cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế đã được quản lý và sử dụng có hiệu quả.
Hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế nói chung và y dược học nói riêng đã đóng góp rất lớn đưa nền khoa học Y học Việt Nam tiếp cận với thế giới, mang lại hiệu quả kinh tế và ý nghĩa xã hội sâu sắc. Trong sản xuất vaccine phòng bệnh ở người. Đến nay, đã bảo đảm sản xuất được 11 trong 12 loại vaccine phục vụ Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Các nghiên cứu sản xuất, thử nghiệm vaccine, đưa Việt Nam là một nước có thế mạnh về sản xuất vaccine trên thế giới.
Ảnh Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại Hội nghị
Các đơn vị khám, chữa bệnh rất chú trọng nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực y tế, tiếp cận trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới. Làm chủ được các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị bệnh, tật ở người như: ghép tạng (đến nay Việt Nam đã làm chủ công nghệ ghép và ghép được 6/6 tạng chủ yếu), can thiệp tim mạch, ung thư, hồi sức cấp cứu, huyết học - truyền máu, mổ nội soi, kỹ thuật sinh học phân tử, y học hạt nhân, trị liệu tế bào... Nhiều công trình, cụm công trình của các nhà khoa học của Bệnh viện Bạch Mai, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện K và nhiều đơn vị đã đạt giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ và nhiều giải thưởng khác.
Trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất thuốc và trang thiết bị y tế, nghiên cứu sản xuất nguyên liệu dược chất phục vụ công nghiệp bào chế thuốc, các đơn vị trong nước đã tiếp thu làm chủ công nghệ nghiên cứu sản xuất các loại thuốc chữa bệnh có bản chất là protein và enzyme; phát hiện và ứng dụng các chỉ thị sinh học liên quan đến các bệnh ung thư và bệnh di truyền, nghiên cứu về biệt hóa tế bào gốc, kháng thể đơn dòng; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong nghiên cứu và sản xuất thuốc từ dược liệu trong nước và thuốc y học cổ truyền tạo sản phẩm tốt có giá thành thấp; bảo tồn và phát triển các nguồn dược liệu quý hiếm làm thuốc.
Các đơn vị trong nước đã bước đầu làm chủ công nghệ chế tạo sản phẩm công nghệ cao như: máy siêu âm, X-quang, laze, sản xuất stent sử dụng trong tim mạch, thủy tinh thể trong nhãn khoa. Việc chuyển giao và ứng dụng thành công trong sản xuất máy thở phục vụ bệnh nhân COVID-19 khẳng định Việt Nam hoàn toàn làm chủ công nghệ tiên tiến trong nghiên cứu sản xuất một số trang thiết bị y tế công nghệ cao…
"Các nghiên cứu lĩnh vực trong chính sách y tế đã cung cấp số liệu, bằng chứng khoa học phục vụ xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật cho các lĩnh vực về dự phòng bệnh dịch, giảm tải bệnh viện, vệ sinh an toàn thực phẩm, kinh tế y tế, bảo hiểm y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình..."- Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm.
Quang cảnh tại Hội nghị khoa học toàn quốc 2023 của Tổng hội Y học Việt Nam với chủ đề “Nghiên cứu và ứng dụng trong y học”
Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, y học dựa bằng chứng ngày càng trở nên phổ biến và có vai trò quan trọng trong thực hành điều trị của các nhà lâm sàng, lĩnh vực dự phòng cũng như trong lĩnh vực hoạch định, xây dựng chính sách y tế. Đây là phương pháp tiếp cận sử dụng kết quả từ các nghiên cứu lâm sàng, chia sẻ các mô hình thực hành, đánh giá kinh tế y tế trong việc đưa ra các quyết định nhằm nâng cao chất lượng điều trị, dự phòng chăm sóc sức khỏe và nâng cao hiệu quả quản lý bệnh nhân.
Những năm gần đây, hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế nói chung và y dược học nói riêng đã đóng góp rất lớn đưa nền khoa học y học Việt Nam tiếp cận với thế giới, mang lại hiệu quả kinh tế và ý nghĩa xã hội sâu sắc ở nhiều lĩnh vực...
PGS.TS.Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam phát biểu
Trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng, trình độ khoa học công nghệ lĩnh vực y tế, đến nay Việt Nam đã và đang trở thành một trong các điểm nghiên cứu quan trọng, tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trên thế giới, tham gia vào chương trình phát triển lâm sàng toàn cầu trên nhiều lĩnh vực với sự đóng góp nhiều đối tượng cho các nghiên cứu bản lề, đặc biệt là các nghiên cứu và ứng dụng trong y học thực hành.
“Hội nghị khoa học toàn quốc năm 2023 là một trong những hoạt động cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết liên tịch giữa Bộ Y tế và Tổng hội Y học Việt Nam về phối hợp hoạt động trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2022 - 2026”- PGS.TS.Nguyễn Thị Xuyên cho biết.
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối đến các cơ sở y tế trên cả nước. Hội nghị gồm 5 phiên, gồm một phiên toàn thể diễn ra vào buổi sáng, ba phiên chuyên đề và một Hội thảo chuyên gia vào buổi chiều về các các nội dung: Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị ung thư; Bệnh lý huyết học ác tính; Chuyên đề Bệnh hiếm - Quan điểm từ góc độ lâm sàng đến xây dựng chính sách.
Ảnh báo cáo viên trình bày báo cáo tại Hội nghị
Hội nghị cũng có 20 bài trình bày của các báo cáo viên là chuyên gia đầu ngành có kinh nghiệm trong quản lý, nghiên cứu khoa học, có uy tín trong chuyên môn, đều là các bác sĩ đã trực tiếp tham gia tư vấn, điều trị, cấp cứu người bệnh.
Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.
Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?