Thuốc tẩy là một chất làm sạch và khử trùng mạnh với đặc tính kháng khuẩn, thường được sử dụng trong các hộ gia đình. Thành phần hoạt chất trong thuốc tẩy là natri hypochlorite - một hóa chất ăn mòn được tạo ra từ việc trộn clo và natri hydroxit. Natri hypochlorite tiêu diệt hầu hết virus, vi khuẩn và nấm mốc. Tiếp xúc với thuốc tẩy có thể gây kích ứng nghiêm trọng hoặc bỏng da, mắt, mũi và miệng. Tình trạng này được gọi là bỏng hóa chất do thuốc tẩy, đặc trưng bởi các vết đỏ và gây đau.
Bài viết này sẽ đưa ra cho bạn những giải pháp cần làm nếu bạn làm đổ thuốc tẩy lên da, cũng như nguy cơ và cách điều trị nếu bạn gặp phải tình trạng này.
Nguy cơ khi bị đổ thuốc tẩy lên da
Chất tẩy trắng có hai đặc tính chính là có thể tạo ra những tổn thương không thể phục hồi đối với cơ thể khi tiếp xúc ở mức độ cao. Thứ nhất, thuốc tẩy có tính kiềm mạnh (pH từ 11 đến 13) có thể ăn mòn kim loại và gây bỏng da. Thứ hai, thuốc tẩy có mùi và khói clo mạnh, có thể gây hại cho phổi khi hít phải.
Bạn có thể tiếp xúc với thuốc tẩy thông qua:
Nuốt phải thuốc tẩy có thể gây tử vong vậy nên bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn vô tình nuốt phải thuốc tẩy. Bạn đừng cố gắng nôn ra, vì điều đó có thể gây tổn thương nhiều hơn cho thực quản hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
Đọc thêm bài viết: Sơ cứu bỏng
Khi thuốc tẩy dính vào mắt
Khi thuốc tẩy dính vào trong mắt có thể gây ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Điều này là do sự kết hợp giữa thủy dịch của mắt và thuốc tẩy tạo thành một loại axit. Nếu bạn bị thuốc tẩy dính vào mắt, hãy rửa mắt ngay lập tức bằng nước thường trong 10 - 15 phút. Nếu bạn đeo kính áp tròng, hãy tháo kính ra trước khi rửa sạch và nên vứt bỏ kính áp tròng đó đi. Bạn nên tránh dụi mắt hoặc sử dụng bất cứ thứ gì ngoài nước hoặc dung dịch muối để rửa mắt. Sau khi rửa sạch, bạn nên đi khám để kiểm tra mọi dấu vết của thuốc tẩy và đánh giá mắt của bạn xem có tổn thương vĩnh viễn nào đối với dây thần kinh và mô hay không.
Khi thuốc tẩy dính trên da
Nếu bạn làm đổ thuốc tẩy lên da, hãy cởi bỏ quần áo bị dính thuốc tẩy và rửa ngay vùng da tiếp xúc bằng nước thường trong ít nhất 10 phút hoặc lâu hơn 15, 20 phút càng tốt. Sau đó bạn có thể nhẹ nhàng rửa lại bằng xà phòng nhẹ và nước.
Khi đã rửa vùng tay bị thuốc tẩy dính vào bạn nên đi khám để kiểm tra. Nếu vùng da tiếp xúc với thuốc tẩy có đường kính hơn 7.5cm, bạn sẽ có nguy cơ bị bỏng do thuốc tẩy vậy nên bạn cần đi khám để được bác sĩ tư vấn.
Mặc dù clo thường không được da hấp thụ, nhưng một lượng nhỏ clo có thể đi vào máu. Nồng độ clo trong máu tăng có thể dẫn đến chứng tăng clo huyết.
Khi nào bạn cần đi khám?
Nếu bạn làm đổ thuốc tẩy lên da bạn có thể đi khám kiểm tra. Bạn nên theo dõi các triệu chứng như đau hoặc ngứa, nếu các triệu chứng này kéo dài hơn ba giờ thì bạn cần đi khám. Thuốc tẩy dính vào trong mắt là một trường hợp cấp cứu và bạn nên đến cơ sở y tế ngay lập tức. Nếu sau khi tiếp xúc với thuốc tẩy và bạn gặp bất kỳ triệu chứng sốc nào sau đây thì bạn cần phải đến khoa cấp cứu ngay lập tức. Các triệu chứng sốc bao gồm:
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sai lầm khi sơ cứu chấn thương cho trẻ nhỏ ngày Tết
Tắm thuốc tẩy pha loãng có an toàn không?
Tắm thuốc tẩy pha loãng thường được dùng cho người bị viêm da dị ứng (eczema) để diệt khuẩn, giảm viêm, giữ ẩm cho da. Nếu được pha loãng với nước đúng cách, dung dịch thuốc tẩy pha loãng sẽ an toàn và hiệu quả cho trẻ em và người lớn.
Để có kết quả tốt nhất, các chuyên gia khuyến nghị bạn chỉ nên sử dụng 1/4 - 1/2 cốc thuốc tẩy gia dụng 5% vào bồn tắm đầy nước (150lit). Tuy nhiên bạn cần cẩn thận không nhúng đầu vào nước để tránh thuốc tẩy dính vào mắt.
Các biện pháp phòng ngừa
Nếu bạn có làn da cực kỳ khô, tắm thuốc tẩy pha loãng có thể khiến bạn đau rát. Vậy nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dung dịch thuốc tẩy pha loãng trên da.
Cách sử dụng thuốc tẩy an toàn
Không bao giờ cất thuốc tẩy trong hộp không dán nhãn. Tốt nhất là giữ nó trong hộp đựng ban đầu, có nhãn lớn ghi rõ đó là thuốc tẩy.
Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt hơn. Tham khảo dịch vụ khám, tư vấn dinh dưỡng tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678
Trong khi bạn ngủ, hệ thống tiêu hóa của bạn vẫn hoạt động mặc dù với tốc độ chậm hơn so với khi bạn thức và đây cũng là thời điểm mà ruột về cơ bản tự chữa lành những tổn thương. Để hệ tiêu hóa tiếp tục hoạt động tối ưu suốt cả ngày, hãy chuẩn bị tinh thần cho việc chữa lành hệ tiêu hóa bằng cách áp dụng những thói quen này.
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa, hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước sẽ tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Đây là khoảng thời gian các sĩ tử cần chăm sóc sức khỏe và kiểm soát căng thẳng một cách lành mạnh.
Hở van tim có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, bệnh có thể điều trị để kéo dài sự sống cho người bệnh bằng cách sửa chữa hoặc thay thế van tim. Để tim của bạn hoạt động bình thường, bốn van tim cần đóng mở đúng cách và đóng chặt để đảm bảo máu chảy đúng hướng qua các buồng tim của bạn.
Những ngày cuối tháng 5 thời tiết nhiều nơi trên cả nước thay đổi thất thường, sáng nắng nóng, chiều tối lại mưa dông. Đây là thời điểm trẻ nhỏ dễ đổ bệnh nhất.
Nghiên cứu cho thấy, nồng độ hormone cortisol tăng cao có liên quan tới tình trạng trầm cảm ở tuổi teen. Học sinh nên làm gì để giảm căng thẳng và nồng độ cortisol một cách tự nhiên?
Bạn cảm thấy kiệt sức và mất tập trung? Rất có thể nguyên nhân do sử dụng công nghệ quá nhiều. Và đây là cách bạn chế ngự thói quen ấy.
Kem chống nắng giúp ngăn ngừa ung thư da và là sản phẩm chăm sóc da chống lão hóa tốt nhất, vì vậy sản phẩm này nên là một phần trong quy trình chăm sóc da hàng ngày của tất cả mọi người.
Nếu bạn thấy con mình đang thúc đẩy hoặc đối mặt với áp lực xã hội là phải uống rượu, thì đã đến lúc xem xét cách tốt nhất để giải quyết tình huống.