Khô miệng
Khô miệng xảy ra khi tuyến nước bọt của bạn không tiết ra đủ nước bọt để làm ướt miệng đúng cách. Điều này có thể khiến miệng, cổ họng và lưỡi của bạn cảm thấy dính và khô. Khô miệng cũng có thể gây ra nứt nẻ môi và khó nuốt. Đây có thể vừa là nguyên nhân vừa là triệu chứng của khát.
Bệnh tiểu đường
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây khát nước quá mức là đường máu cao. Khi thận của bạn hoạt động hết công suất để lọc đường từ máu, lượng glucose dư thừa sẽ đi vào nước tiểu, mang theo chất lỏng từ các mô của cơ thể. Điều này khiến bạn đi tiểu nhiều hơn và cơ thể bị mất nước, khiến bạn khát hơn. Khát nước là triệu chứng đầu tiên điển hình của bệnh tiểu đường.
Đọc thêm thông tin tại: Ăn trái cây có giúp bạn giữ nước?
Bệnh xơ nang
Xơ nang là một bệnh di truyền của các tuyến ngoại tiết ảnh hưởng chủ yếu đến hệ thống hô hấp và hệ tiêu hóa. Nó dẫn đến bệnh phổi mạn tính, suy tụy ngoại tiết, bệnh gan mật và bất thường tăng điện giải tuyến mồ hôi. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng tương tự như: lượng đường trong máu cao, khát nước quá mức. Các triệu chứng khác bao gồm: táo bón, không thể tăng cân, phân nhiều dầu và tăng trưởng kém.
Thiếu máu
Khi cơ thể bạn không có đủ hồng cầu vì có quá nhiều tế bào bị phá hủy hoặc mất đi, hoặc do tạo ra lượng quá ít, bạn sẽ bị thiếu máu. Khát nước quá mức là một triệu chứng hiếm gặp của bệnh thiếu máu, cùng với các triệu chứng phổ biến hơn như khó thở, mệt mỏi, cảm thấy chóng mặt hoặc dễ ngất xỉu, mạch nhanh và thường xuyên bị chuột rút.
Hội chứng Cushing
Hội chứng Cushing xảy ra khi cơ thể bạn có quá nhiều hormone cortisol. Cảm thấy khát nước có thể là một dấu hiệu của bệnh. Các triệu chứng khác như khuôn mặt tròn, bướu mỡ giữa hai vai, những vệt tím trên da và tăng cân.
Hội chứng Sjogren
Khô miệng là một trong những triệu chứng chính của bệnh tự miễn này. Nó được biểu hiện bằng tình trạng khô miệng, mắt và những nơi khác trên cơ thể. Cùng với cảm giác khô miệng này, bạn có thể bị đau khớp và mệt mỏi toàn thân.
Mang thai
Lượng máu bổ sung đi khắp cơ thể khi mang thai khiến bạn phải đi vệ sinh nhiều hơn. Điều này có thể gây mất nước. Cơn khát có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn cần tăng lượng nước uống trong khi cơ thể đang bơm máu nhiều hơn. Nó cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ, vì vậy hãy kiểm tra với bác sĩ để chắc chắn rằng lượng đường máu của bạn vẫn ổn.
Đọc thêm thông tin tại: Những điều cần biết về nước ép trái cây cho trẻ
Hút thuốc
Thuốc lá có thể ảnh hưởng đến lượng nước bọt mà cơ thể tiết ra. Nước bọt ít hơn dẫn đến khô miệng và cảm giác khát. Hút thuốc cũng có thể làm cho nước bọt của bạn đặc hơn và ít làm ướt miệng hơn.
Mất nước
Nói một cách đơn giản, bạn có thể khát vì mất nhiều chất lỏng hơn lượng nước nạp vào. Nôn mửa, tiêu chảy, đổ mồ hôi nhiều hoặc không uống đủ nước có thể gây ra tình trạng này. Mất nước cũng có thể khiến bạn chóng mặt, choáng váng và khiến nước tiểu có màu sẫm.
Suy thận
Nếu bạn mắc bệnh thận mạn tính, khát nước quá mức có thể là dấu hiệu bạn đang mắc bệnh thận giai đoạn cuối. Cùng với cơn khát, bạn cũng có thể cảm thấy không khỏe. Các dấu hiệu khác bao gồm bị ngứa, khô da cũng như đau đầu, buồn nôn và chán ăn.
Dinh dưỡng và luyện tập là hai yếu tố không thể thiếu trong quá trình tăng cân/ giảm cân của bạn. Để việc tăng, giảm cân có hiệu quả tối ưu và bền vững, bạn nên khám, tư vấn dinh dưỡng với các chuyên gia đầu ngành tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.