Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thừa nước - Tình trạng nguy hiểm như thiếu nước

Bạn đã biết những gì về tình trạng thừa nước? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về định nghĩa, triệu chứng và cách phòng tránh bị thừa nước trong mọi thời điểm.

Thừa nước là gì?

Khoảng 70% cơ thể chúng ta là nước. Nước tham gia mọi hoạt động của cơ thể, từ điều chỉnh nhiệt độ, giảm nguy cơ đầy bụng cho đến quá trình thải độc. Do vậy bạn cần uống đủ nước mỗi ngày.

Hầu hết mọi người, đặc biệt là những người thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, đều chỉ quan tâm đến việc uống đủ nước. Thế nhưng, ít người biết rằng thừa nước cũng nguy hiểm không kém gì thiếu nước. Tình trạng này có thể gây mất cân bằng lượng nước và muối trong cơ thể, gây phù và, trong một số ít các trường hợp, có thể dẫn đến tử vong.

Các loại thừa nước

Có hai tình trạng thừa nước, đó là:

Lượng nước uống vào cao: Uống nhiều nước hơn lượng mà thận có thể thải ra qua nước tiểu, dẫn đến việc tích tụ quá nhiều nước trong cơ thể.

Giữ nước: Chuyện này xảy ra khi cơ thể không thể thải ra lượng nước thừa. Một số loại bệnh có thể gây ra tình trạng này.

Nguyên nhân

Uống quá nhiều nước là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thừa nước. Ví dụ như, bạn có thể uống nhiều nước khi bạn tập thể dục vì bạn cho rằng bạn cần phải bổ sung nước sau khi đổ mồ hôi nhiều. Một số loại thuốc cũng có thể khiến cho mồm bạn bị khô và bạn cảm thấy khát hơn. Một nguyên nhân khác đến từ bệnh tiểu đường không được kiểm soát. Các tình trạng về thần kinh như tâm thần phân liệt cũng có thể khiến bạn hấp thụ nước nhiều.

Một nguyên nhân khác là do sự trự nước của cơ thể do các tình trạng bệnh lí như:

  • Bệnh gan
  • Bệnh thận
  • Bệnh suy tim xung huyết
  • Hội chứng hormone lợi tiểu không phù hợp

Triệu chứng

Rất khó để bạn nhận ra các triệu chứng thừa nước lúc ban đầu. Nhưng hãy chú ý đến những đặc điểm sau đây:
  • Chóng mặt và buồn nôn
  • Đau đầu
  • Cảm thấy bối rối hoặc mất phương hướng

Nếu không được chữa trị kịp thời, thừa nước còn làm giảm lượng muối trong máu đến mức nguy hiểm, dẫn đến những triệu chứng đáng ngại hơn như:

  • Cảm thấy các cơ yếu dần, có thể bị chuột rút hoặc đau nhức
  • Co giật
  • Bất tỉnh
  • Hôn mê

Chuẩn đoán

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về lịch sử mắc bệnh trong gia đình để tìm hiểu xem những triệu chứng mà bạn gặp phải là do thừa nước hay một tình trạng khác. Bạn cũng sẽ phải trải qua một số bài kiểm tra thể lực và xét nghiệm máu và nước tiểu.

Chữa trị

Bác sĩ sẽ chữa trị cho bạn tùy theo tình trạng của các triệu chứng của bạn. Cách chữa trị gồm có:

  • Giảm lượng chất lỏng và muối mà bạn hấp thụ
  • Tăng lượng nước tiểu thải ra
  • Dùng thuốc để giảm đau đầu, co giật hay chóng mặt

Phòng ngừa

Vận động viên chuyên nghiệp nên áp dụng cách kiểm tra cân nặng trước và sau khi tham gia thi đấu để đảm bảo không bị thừa nước. Cách này giúp họ xác định xem họ đã mất và cần bổ sung thêm bao nhiêu nước.

Bạn không nên uống nhiều hơn một lít nước mỗi giờ. Bạn cũng có thể uống nhiều nước hơn trước và trong khi tham gia thi đấu thể thao để tránh uống quá nhiều về sau. Hãy lựa chọn các loại đồ uống thể thao có chứa Natri và Kali để bù lại lượng đã mất.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cảnh báo về mất nước khi mang thai

Ts.Bs. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Xem thêm