Thuật ngữ chuyển giới hay giới tính có hàm nghĩa rộng hơn so với đề cập và người chuyển giới là sản phẩm của quá trình này. Nó bao gồm hàng loạt các đặc điểm nhận dạng và biểu hiện giới nằm trong suy nghĩ của đại đa số chúng ta, mà phần lớn nghĩ rằng chỉ có hai giới tính chính là nam hoặc nữ.
Theo Bách khoa toàn thư mở (VWO), người chuyển giới (Transgender) hay còn gọi là hoán tính, là trạng thái tâm lý giới tính của một người không phù hợp với giới tính của cơ thể. Chẳng hạn, một người sinh ra với cơ thể nam nhưng cảm nhận giới tính bản thân là nữ hoặc một người sinh ra với cơ thể là nữ nhưng lại cảm nhận giới tính của mình là nam. Cảm nhận này không phụ thuộc vào việc người đó có làm phẫu thuật chuyển đổi giới tính hay chưa.
Trong trường hợp người chuyển giới mà thực hiện phẫu thuật theo giới tính mong muốn gọi là người chuyển giới đã qua phẫu thuật. Người chuyển giới hoàn toàn độc lập với thiên hướng tình dục. Họ có thể thuộc xu hướng tình dục dị tính, đồng tính hoặc song tính luyến ái... một số khác có thể xem xét định hướng tình dục thông thường không đầy đủ hoặc không áp dụng đối với họ.
Christine Jorgenson bệnh nhân phẫu thuật chuyển giới đầu tiên của Mỹ
Có hai dạng chuyển giới chính, nam sang nữ và nữ sang nam. Đứng trên góc độ xu hướng tính dục, có thể phân chia thành người chuyển giới đồng tính. Ví dụ chuyển giới từ nam sang nữ và chỉ yêu nữ giới, người chuyển giới song tính như người chuyển giới từ nam sang nữ và có thể yêu cả nam giới và nữ giới hay người chuyển giới dị tính như người chuyển giới từ nữ sang nam và chỉ yêu nữ giới.
Năm 1980, hiện tượng chuyển giới (Transgenderism) đã được Hiệp hội Tâm thần học Mỹ (APA) chính thức phân loại là một dạng bệnh tâm thần, có tên rối loạn định dạng giới (GID hay Gender Identity Disorder). Ước tính, có khoảng 0,005% - 0,014% nam giới và 0,002% - 0,003% nữ giới được chẩn đoán mắc chứng GID dựa trên các tiêu chí chẩn đoán hiện tại. Rối loạn định dạng giới nếu không được phát hiện và chữa trị tâm lý trên sẽ trở nên mạnh hơn, bệnh nhân sẽ có những hành vi nhằm chối bỏ giới tính của cơ thể như trang phục, phát ngôn... như người khác giới và muốn được tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính.
Cũng theo VWO, tại Việt Nam, pháp luật hiện chưa cho phép người chuyển giới được phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Pháp luật hiện hành mới chỉ cho phép thực hiện phẫu thuật xác định lại giới tính trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính để đảm bảo chính xác trong hộ tịch, thủ tục nhằm công nhận giới tính và thay đổi những giấy tờ tùy thân cần thiết. Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện chỉ cho phép thực hiện phẫu thuật xác định lại giới tính đối với người liên giới tính mà không cho phép người chuyển giới được phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Nếu một người sinh ra đã hoàn thiện về giới tính việc chuyển đổi giới tính tại Việt Nam không thể thực hiện được. Quy định trên cũng đồng nghĩa nếu người chuyển giới ra nước ngoài để phẫu thuật chuyển đổi giới tính thì khi về nước, việc xác định lại giới tính cho người đó cũng như điều chỉnh hộ tịch, các giấy tờ tùy thân như giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hộ khẩu, các giấy tờ tài sản khác liên quan cho người đó cũng không thể thực hiện được.
Sự thật về chuyển giới ít được nhắc đến
Một, chuyển giới là cực hiếm, điều này không chỉ ở một quốc gia như Mỹ, hay Nhật mà còn ở cả trên thế giới, bởi vậy nhóm người này được xem là thiểu số nhỏ nhất trong cả nước. Theo một nghiên cứu năm 2016 tại Mỹ, tham khảo thêm các cuộc điều tra diễn ra trong 9 năm trước, các nhà khoa học phát hiện thấy: Thứ nhất, tỷ lệ người chuyển giới đang tăng lên theo thời gian. Thứ hai, con số vẫn còn vô cùng nhỏ, chỉ khoảng 1/250 người lớn, tương đương 0,4%. Tuy nhỏ, song lại rất nhiều người quan tâm đến cuộc sống của nhóm người chuyển giới.
Hai, tỷ lệ người chuyển giới mắc HIV cao: Theo Trung tâm Kiểm soát & Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC), có một sự thật liên quan giữa chuyển giới và HIV. Tổng thể, người chuyển giới có khả năng chẩn đoán mới mắc căn bệnh này cao hơn gấp 3 lần so với mức bình quân dân số chung. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử, các yếu tố ảnh hưởng đến người chuyển giới cao hơn nhiều so với các nhóm khác và được xem là lý do khiến tỷ lệ mắc bệnh của nhóm này bị ảnh hưởng. Trong một nghiên cứu, 84% trong số những người được chẩn đoán mắc HIV là phụ nữ chuyển giới, trong khi đó tỷ lệ này ở nam giới là 15% . Con số này bao gồm cả 14% phụ nữ chuyển giới đã từng có HIV, riêng người da đen chiếm gần một nửa, nhất là ở miền nam nước Mỹ.
Ba, phụ nữ chuyển giới vẫn được tham gia thi đấu thể thao quốc tế: Khác với quan niệm của nhiều người cho rằng những người chuyển giới gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, thậm chí còn bị miệt thị, nhưng Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) lại có quan điểm khác. Theo đó, kể từ năm 2003, IOC đã cho phép người chuyển giới tham gia các môn thi đấu thể thao cấp quốc tế, kể cả phụ nữ.IOC có những quy tắc rất cụ thể, đặc biệt là kiểm tra hàm lượng testosterone ở các vận động viên nữ.
Sở dĩ có chuyện này là do gần đây dư luận xôn xao về trường hợp nữ VĐV điền kinh chuyển giới người Nam Phi Caster Semenya bị cấm thi đấu chỉ vì cơ thể có hàm lượng testosterone cao hơn so với nhóm phụ nữ bình thường. Từ việc Semenya bị cấm thi đấu dẫn đến tranh luận về câu hỏi như thế nào được coi là... phụ nữ. Semenya từng là nhà vô địch Olympic 2012 và 2016 nội dụng chạy 800 mét cũng như 3 huy chương vàng thế giới thế nhưng VĐV sinh năm 1991 này lại bị nghi ngờ về giới tính.
Nữ VĐV điền kinh chuyển giới người Nam Phi Caster Semenya
Bốn, nhiều người hối hận sau phẫu thuật: Giống như những vấn đề chuyển giới liên quan đến sức khỏe, và không có đủ thông tin tư vấn, tham khảo nên nhiều người cảm thấy hối hận sau phẫu thuật. Theo báo cáo của các bác sĩ phẫu thuật, các bệnh nhân thường quay trở lại với họ trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi phẫu thuật, yêu cầu đảo ngược lại tình thế ở mức càng tối đa càng tốt. Trong một số nghiên cứu thực hiện gần đây, cứ 20 người chuyển giới thì có 1 người hối hận sau phẫu thuật bởi hiệu quả không như mong muốn. Một số người tiết lộ, động lực thúc đẩy quyết định phẫu thuật chính là ảnh hưởng của nội tiết tố, những người khác thì phàn nàn về dịch vụ, thiếu liệu pháp để họ lựa chọn đành phải chấp nhận phẫu thuật.
Năm, phẫu thuật chuyển giới không hề rẻ: Trong số những phương án lựa chọn như dùng thuốc thay thế hormone, cải trang... phẫu thuật được xem là lựa chọn cực đoan, vì nó không có sẵn, phổ biến và tốn kém. Thứ nhất, gần như tất cả các gói bảo hiểm đều không chi trả cho dạng phẫu thuật này, hoặc nếu có cũng không đáng là bao. Thứ hai, chi phí thực ở Mỹ thường trên ngưỡng giá 100.000 USD, chưa kể những quy định nghiêm ngặt khác như ép ngực ở phụ nữ nếu chuyển đổi thành đàn ông...
Sáu, một số hệ lụy từ chuyển giới: Như tỷ lệ bị giết của nhóm người chuyển giới tăng cao. Ví dụ, năm 2018 tại Mỹ, có ít nhất 26 vụ giết người chuyển giới, phần lớn là phụ nữ chuyển giới da đen; riêng năm 2019 cho đến nay đã có ít nhất 21 vụ giết người xảy ra. Theo một số nghiên cứu, có đến 10% người chuyển giới cho biết họ bị tấn công. Ngoài là nạn nhân của kẻ giết người, các biến chứng phẫu thuật cũng không hề nhỏ, đặc biệt là các biến chứng tiết niệu. Một nghiên cứu vào năm 2017 phát hiện thấy hơn 33% người chuyển giới phàn nàn về vấn đề y tế, song do kinh nghiệm của chuyên môn nên đã hạn chế được các biến chứng phẫu thuật. Tuy nhiên, vẫn có tới 11% bệnh nhân phải qua phẫu thuật bổ sung ngoài dự kiến do chảy máu nhiều, nhất là các ca phẫu thuật chuyển đổi từ nam sang nữ.
Tiếp đến là nạn tự tử của người chuyển giới cũng cao hơn so với nhóm dân số chung. Cụ thể, có đến 43% số người phẫu thuật chuyển giới báo cáo họ đã cố gắng tự tử ít nhất một lần trong đời. Liên quan đến bắt nạt hoặc bạo lực, có gần 30 % nhóm người trẻ tuổi, thanh thiếu niên cho biết họ cảm thấy không an toàn khi đi du lịch hoặc khi đi học.
Bảy, phẫu thuật chuyển giới có lịch sử cổ xưa hơn giả định: Mặc dù là một xu thế khá mới, song phẫu thuật chuyển giới, hoặc phẫu thuật xác định lại giới tính có từ rất lâu. Ca đầu tiên phẫu thuật cắt bỏ vú vào năm 1926, được thực hiện bởi phòng khám nổi tiếng của nhà tình dục học người Đức Magnus Hirschfeld. Ngoài phẫu thuật loại bỏ bầu ngực, ca phẫu thuật tạo hình âm đạo đầu tiên cũng được thực hiện vào 1 năm sau đó, đáng tiếc, bệnh nhân đã tử vong. Người Mỹ đầu tiên trải qua phẫu thuật chuyển đổi giới tính là Christine Jorgenson vào năm 1952. Ca phẫu thuật này do bác sĩ Christian Hamburger người Đan Mạch thực hiện và được xem là bệnh nhân phẫu thuật chuyển giới đầu tiên ở Mỹ, sau đó người phụ nữ đổi tên, mang tên vị bác sĩ nói trên để tỏ lòng tôn vinh khả năng dao kéo của ông.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chuyển giới - Tác động của phẫu thuật và hormon
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.