Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sử dụng hormon chuyển giới: Nguy hiểm khôn lường

Với khao khát có được ngoại hình như giới tính mình mong muốn, người chuyển giới có xu hướng lựa chọn liệu pháp tiêm hoặc uống hormon.

Sử dụng hormon chuyển giới: Nguy hiểm khôn lường

Bởi vậy, số lượng người sử dụng liệu pháp hormon trong quá trình chuyển giới ngày càng tăng. Cùng với đó là những nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng khi sử dụng các hormon này chưa hợp lý…

Thực tế, điều trị hormon là việc bắt buộc trong quá trình phẫu thuật chuyển đổi giới tính hoàn toàn đối với cả nam và nữ. Tuy nhiên, đây lại là một sự lựa chọn mang tính cá nhân, có trường hợp chuyển giới không cần đến quá trình điều trị hormon mà chỉ qua giai đoạn tư vấn tâm lý vì họ chấp nhận cơ thể của mình, hoàn toàn không có nhu cầu thay đổi. Quá trình điều trị nội tiết để chuyển giới này rất quan trọng vì nó giúp cho người chuyển giới thay đổi thuận lợi về cơ thể và tâm lý trước khi quyết định phẫu thuật. Ở một số quốc gia, để được điều trị hormon, cá nhân phải trải qua quá trình điều trị tư vấn tâm lý ít nhất 6 tháng. Trong khi đó, tại nước ta đang trong quá trình chuẩn bị các khâu cần thiết để đưa các dịch vụ y tế vào phục vụ đối tượng này và phải cần thêm một thời gian nữa nên người đồng tính (cả nam lẫn nữ) vẫn tự ý sử dụng hormon bán “chui” trên thị trường.

Tự ý tiêm hormon chuyển giới tiềm ẩn nhiều nguy hại.

Tự ý tiêm hormon chuyển giới tiềm ẩn nhiều nguy hại.

Sử dụng loại hormon nào khi muốn chuyển giới?

Hiện nay, những người đồng tính chuyển giới thường dùng phổ biến 2 loại thuốc: sustanon (đối với nữ muốn chuyển thành nam) và estradiol (đối với nam muốn chuyển thành nữ).

Trong chuyên khoa, sustanon thường được dùng để bổ sung testosteron ở bệnh nhân nam bị thiểu năng sinh dục, trị các bệnh như bất lực do thiếu hormon, triệu chứng tắc dục ở nam giới như giảm khoái cảm sinh dục và các hoạt động tâm sinh lý, một vài dạng vô sinh do các rối loạn tạo tinh trùng; tình trạng loãng xương do thiếu androgen.

Còn estradiol thực chất là một dạng của hormon estrogen, là thuốc nội tiết tố nữ. Loại hormon này thường dùng để phát triển và duy trì bộ máy sinh sản và tính dục của nữ, giảm các triệu chứng của mãn kinh (như nóng bừng, khô âm đạo), đề phòng loãng xương…

Theo quy định thì cả hai loại thuốc trên đều phải được bán và sử dụng theo đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người đồng tính vẫn hàng ngày sử dụng loại thuốc này bất chấp những nguy hiểm về tính mạng.

Sự thay đổi của cơ thể khi tiêm hormon và nguy cơ

Chuyển giới sang nam

Testosteron giúp cơ thể thay đổi giống như nam giới: lông và râu phát triển, ngực thu nhỏ, giọng nói trầm hơn, giảm dần hoặc mất chu kì kinh nguyệt, tăng ham muốn tình dục. Tác dụng phụ gồm tăng cân, chất lượng của xương giảm, dễ bị nghẽn mạch máu nếu sử dụng lâu dài, viêm khớp, bệnh liên quan đến tâm lý, cảm xúc, chóng mặt, khó thở, đau ngực, tổn thương gan do thuốc dễ gặp viêm gan vàng da do ứ mật, rối loạn mỡ máu, ham muốn tình dục không kiểm soát…

Chuyển giới sang nữ

Estrogen giúp cơ thể thay đổi giống như nữ giới: lông và râu phát triển chậm lại, túi ngực lớn hơn, cơ thể trở nên mềm mại và đầy đặn hơn, giảm chức năng sinh sản, bộ phận sinh dục nhỏ lại. Khi sử dụng estrogen, có thể gặp một số tác dụng phụ như dễ dẫn đến loãng xương, tăng huyết áp. Đây là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tiểu đường và các bệnh về tim mạch, về tâm lý dễ xúc động, hay khóc…, có thể làm thuyên tắc tĩnh mạch do huyết khối (gây đột tử). Tuy nhiên, khung xương và giọng nói sẽ không thay đổi trong quá trình điều trị hormon.

Người chuyển giới cần phải sử dụng hormon suốt đời không?

Trong suốt cuộc đời, người chuyển giới phải dùng thuốc nội tiết nam hoặc nữ lâu dài, thậm chí đến hết cuộc đời. Đối với những người chuyển giới chưa phẫu thuật bộ phận sinh dục thì ngừng điều trị hormon sẽ làm cơ thể quay trở lại hình thể ban đầu, điều này dễ dẫn đến trầm cảm, lo âu về giới tính của mình. Trường hợp đã phẫu thuật chuyển giới hoàn toàn, cơ thể cũng không thể tự sản xuất hormon theo như giới tính mới nên phải dùng thuốc nội tiết để duy trì giới tính.

Điều trị chuyển giới giống như điều trị một bệnh mạn tính phải dùng thuốc suốt đời mà muốn an toàn thì người bệnh phải được bác sĩ chuyên khoa kê toa thuốc, điều trị đúng phác đồ, theo dõi chặt chẽ, khám sức khỏe định kỳ, tư vấn kỹ càng, điều chỉnh liều lượng khi cần thiết.

Thế nhưng hiện nay, đại đa số người chuyển giới hoặc mong muốn chuyển giới đều tự ý mua hormon về tiêm hoặc nhờ người khác tiêm hộ. Việc tiêm thuốc không rõ nguồn gốc, sử dụng không đúng liều lượng, không được vô trùng khi thao tác… sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe người tiêm mà họ không lường hết được. Việc tiêm thuốc không theo đơn, không có bác sĩ theo dõi sẽ gây ra những hệ lụy khó lường. Việc tự ý tiêm chích không đúng kỹ thuật, tiêm quá liều có thể gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến tử vong.

Điều trị nội tiết rất phức tạp và sẽ có một số tác dụng phụ nhất định mang tính suốt đời, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Người chuyển giới có nguy cơ bị rút ngắn tuổi thọ từ những hệ quả này. Vì vậy, tùy theo từng cơ thể của mỗi người, trường hợp chuyển giới phải dùng hormon, cần có sự nghiên cứu, tư vấn, theo dõi thường xuyên của bác sĩ và kiểm tra tổng quát thường xuyên. Nên kiểm tra cơ thể mỗi 3 tháng/lần ở năm đầu tiên, sau đó là mỗi 6 tháng ở những năm sau. Người sử dụng hormon cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, không sử dụng các chất kích thích, nước uống có cồn… để bảo vệ cơ thể của mình và hạn chế thấp nhất những rủi ro mà quá trình điều trị gây ra.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Một số xét nghiệm về bệnh lây truyền qua đường tình dục

DS. Nguyễn Thanh Hoài - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm