Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Căn bệnh khó nói của phụ nữ sinh nhiều con

Sa tạng chậu, bệnh lý khiến không ít phụ nữ gặp trở ngại trong sinh hoạt, nhiều người thậm chí bị rối loạn chức năng tiểu nhưng do ngại nên vẫn không khám.

can-benh-kho-noi-cua-phu-nu-sinh-nhieu-con-1

Trong y khoa, sa tạng chậu là cụm từ để chỉ các bệnh lý liên quan tới tình trạng sa các cơ quan vùng đáy chậu, chủ yếu là qua âm đạo ở nữ giới. Đây là nguyên nhân dẫn đến các rối loạn đường tiểu, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tình dục, mất thẩm mỹ vùng âm đạo gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ.

Nguyên nhân của sa tạng chậu chủ yếu do phụ nữ mang thai và sinh nở nhiều lần. Bên cạnh đó, tình trạng suy yếu, nhão cơ sàn chậu do mãn kinh, lớn tuổi, dinh dưỡng kém cũng góp phần gây ra sa tạng chậu. Nguyên nhân quan trọng khác là rối loạn chức năng của các cơ quan đáy chậu như tắc đường tiểu dưới, táo bón… Các triệu chứng điển hình của bệnh thường là đau vùng âm đạo, đau lưng dưới, tiểu không kiểm soát, tiểu khó, đi tiêu khó… Theo thời gian, diễn tiến bệnh thường sẽ ngày càng nặng hơn khiến người bệnh đối diện với nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Sa tạng chậu có thể một hay nhiều cơ quan đáy chậu có thể cùng bị sa và sa ở nhiều mức độ khác nhau. Nhìn chung, ở mức độ nhẹ có thể điều trị bảo tồn và tập vật lý trị liệu sàn chậu. Nếu ở mức độ nặng, người bệnh cần được phẫu thuật.

40% phụ nữ trên 50 tuổi mắc bệnh

Theo một nghiên cứu trên 27.342 phụ nữ lớn tuổi ở Mỹ, trong 16.616  người còn tử cung có 14,2% người bị sa tử cung, 34,2% người bị sa bàng quang và 18,6% người bị sa trực tràng. Riêng trong 10.727 người đã cắt tử cung, tỷ lệ sa bàng quang là 32,9%, sa trực tràng là 18,3%. Thống kê của Hội Sàn chậu TP.HCM, nhận định bệnh lý ảnh hưởng đến 40% phụ nữ ở độ tuổi trên 50. Đáng lo ngại là trong số này, cứ 5 người thì có 1 người bị sa từ 2 cơ quan trở lên.

Bệnh lý sa tạng chậu chia làm 3 nhóm: sa khoang trước (gồm sa niệu đạo và bàng quang), sa khoang giữa (sa tử cung hay mỏm cụt âm đạo nếu đã cắt tử cung) và sa khoang sau (túi sa trực tràng, sa trực tràng). Nguyên nhân gây ra tình trạng này xuất phát từ sự tổn thương, suy yếu các cấu trúc cơ và dây chằng nâng đỡ sàn chậu.

Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh sẽ bị són tiểu (tiểu không kiểm soát) làm hạn chế giao tiếp xã hội. Khi bệnh diễn tiến đến giai đoạn nặng, tình trạng sa ra ngoài âm đạo sẽ gây viêm nhiễm thành âm đạo và cổ tử cung, khó đi tiểu, khó đi cầu, nhiều trường hợp gây chèn ép niệu quản gây thận ứ nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, đến sinh hoạt vợ chồng và giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.

Tại Việt Nam hiện có nhiều phương pháp tiên tiến đã được áp dụng trong điều trị các bệnh lý sa tạng chậu, đem lại hiệu quả thiết thực cho người bệnh như phẫu thuật điều trị tiểu không kiểm soát gắng sức ở phụ nữ, phẫu thuật điều trị sa bàng quang, sa tử cung ngả hội âm (dùng mesh 4 nhánh, mesh 6 nhánh, các biện pháp khâu cố định vào dây chằng cùng gai: mổ ngỏ, dùng kim xuyên thích hoặc dùng I-stitch …), các phẫu thuật điều trị sa sinh dục bằng nội soi ổ bụng…

Người phụ nữ biết mình mắc các bệnh về sa tạng chậu thường có tâm lý mặc cảm, ngại ngần dẫn đến việc tự chịu đựng, không chủ động thăm khám khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Với sự phát triển của y học hiện đại, ngày càng nhiều phương pháp đã được chứng minh về tính hiệu quả trong điều trị các bệnh lý sa tạng chậu. Do đó, ngay khi xuất hiện các triệu chứng, người bệnh nên các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị kịp thời.

Sa tạng làm hỏng nhiều chức năng

Đường tiểu: Són tiểu khi ho, khi chạy nhảy hoặc mang vật nặng; không nín tiểu được theo ý muốn khi mắc tiểu; tiểu đêm > 1 lần; tăng hay giảm cảm giác mắc tiểu, tiểu lắt nhắt > 8 lần/ngày; tiểu khó phải rặn; cảm giác đi tiểu không hết.
Đi tiêu: Són hơi, són phân khi ho, hắt hơi hay chạy nhảy; không giữ được theo ý muốn khi mắc xì hơi hoặc mắc đi tiêu; táo bón kéo dài, đi tiêu khó phải dùng thuốc bơm hoặc thuốc uống.
Đường sinh dục: Sa tử cung; sa bàng quang và sa trực tràng, ruột.
Rối loạn tình dục: Giao hợp đau; giảm cảm giác; cảm giác cửa mình rộng.
Đau vùng chậu mãn tính: Đau vùng thắt lưng chậu; đau vùng bụng dưới, vùng cửa mình.
Theo Viện Sức khỏe phụ nữ, tỷ lệ tổng quát của sa tạng chậu khoảng 41%. Hầu hết bệnh nhân đều bị bệnh lý gây ảnh hưởng đến chức năng tình dục và có khoảng 11% phải trải qua phẫu thuật điều trị.
Một nghiên cứu năm 2017 tại BV. Hùng Vương (TP.HCM) thống kê trên gần 300 bệnh nhân sa tạng chậu cho thấy khoảng 90% bệnh nhân bị rối loạn chức năng tình dục, trong đó người bị sa tạng chậu độ III có nguy cơ rối loạn chức năng sinh lý cao gấp 8 lần người bình thường và cao gấp 4 lần người bị sa tạng chậu cấp độ II.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sa sinh dục ở phụ nữ độ tuổi trung niên
PGS.TS.BS. NGUYỄN VĂN ÂN - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm