Gạo lứt và gạo trắng: Loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
Gạo lứt là gạo được xay rối hơn so với gạo trắng, do vậy, vẫn còn giữ được lớp vỏ cám - có chứa chất xơ và nhiều loại vitamin, khoáng chất. Ở nhiều quốc gia (như Mỹ), gạo trắng được bổ sung thêm dưỡng chất, như sắt và một số vitamin nhóm B - thiamin, riboflavin, niacin và acid folic để tăng cường hàm lượng chất dinh dưỡng.
Hàm lượng dinh dưỡng cơ bản
Một bát cơm gạo trắng chứa 242 calo, 4,4 gram protein, 53,2 gram carbohydrate và 0,4 gram chất béo. Một bát cơm gạo lứt chứa 218 calo, 4,5 gram protein, 45,8 gram carbohydrate và 1,6 gram chất béo.
Một bát cơm gạo trắng chứa 242 calo - nhiều hơn so với cơm gạo lứt
Chất xơ
Nhu cầu chất xơ hàng ngày đối với người lớn là 38 gram (với nam) và 25 gram (với nữ). Chất xơ rất quan trọng đối với tiêu hóa, giúp phòng chống táo bón, đồng thời còn giúp kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường.
Magne
Một bát cơm gạo trắng chứa 24 mg magne, trong khi 1 bát cơm gạo lứt có 86 mg magne, theo Cơ sở dữ liệu thực phẩm và dinh dưỡng USDA (Mỹ).
Cơm gạo lứt chứa nhiều chất xơ và dưỡng chất hơn so với cơm gạo trắng
Magne là một khoáng chất quan trọng đối với hệ xương, đồng thời giúp cơ thể lấy được năng lượng từ thực phẩm. Nhu cầu magne hàng ngày đối với người trên 30 tuổi là 420 mg (với nam) và 320 mg (với nữ). Đối với người từ 19 - 30 tuổi, nhu cầu magne hàng ngày là 400 mg (với nam), 310 mg (với nữ).
Folate
Một bát cơm gạo trắng chứa 108 microgram folate, trong khi 1 bát cơm gạo lứt chỉ có 8 microgram folate.
Folate rất quan trọng trong việc phòng ngừa các khuyết tật ống thần kinh. Nhu cầu folate hàng ngày ở nam giới và phụ nữ không có thai là 400 microgram. Phụ nữ có thai cần 600 microgram folate mỗi ngày.
Kẽm
Kẽm là một khoáng chất quan trọng cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh cũng như chữa lành vết thương.
Một bát cơm gạo trắng cung cấp 0,8 milligram kẽm, trong khi 1 bát cơm gạo lứt cung cấp 1,2 miligram kẽm. Nhu cầu kẽm hàng ngày ở người lớn là 11 mg (với nam) và 8 mg (với nữ).
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những yếu tố khiến bạn bị thiếu vitamin và khoáng chất
Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.
Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.
Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.
Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.
Đôi môi căng mọng, mềm mại giúp gương mặt tràn đầy sức sống. Trái lại, một vài dấu hiệu sau cho thấy đôi môi đang “lên tiếng” cảnh báo bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sức khỏe.
Tình trạng thừa cân, béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe làn da. Một vài vấn đề da liễu có liên hệ mật thiết với cân nặng của bạn.
Dị ứng penicillin là phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn với thuốc kháng sinh penicillin. Kể từ những năm 1940, penicillin đã trở thành loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nhưng một số người gặp phản ứng xấu khi sử dụng loại kháng sinh này.
Các nghiên cứu cho thấy nước ép củ cải đường có thể giúp hạ huyết áp tự nhiên và bảo vệ tim mạch.