Cách pha trà gạo lứt - trà Genmaicha nổi tiếng của Nhật
Uống trà gạo lứt có vô vàn tác dụng tốt với sức khỏe
Genmaicha có nghĩa là trà gạo lứt hay trà gạo lức. Trà gạo lứt có vô vàn tác dụng tốt với sức khỏe nên được nhiều người trên khắp thế giới ưa chuộng.
Trà gạo lứt giàu polyphenols - hợp chất chống oxy hóa mạnh - giúp ngăn ngừa ung thư và tăng tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân ung thư. Ngoài ra, trà gạo lứt còn chứa selen - một khoáng chất quan trọng giúp duy trì chức năng tuyến giáp, điều chỉnh hormone nội tiết tố và quá trình chuyển hóa bình thường của cơ thể. Uống trà gạo lứt còn giúp ổn định đường huyết, giảm cholesterol trong máu và tốt cho chức năng thần kinh nhờ giàu mangan.
Các bước làm trà gạo lứt - trà Genmaicha:
1. Cho gạo lứt vào chảo sao cho gạo lứt trải đều thành một lớp mỏng trên mặt chảo. Điều này đảm bảo cho từng hạt gạo được rang chín đều.
2. Bắc chảo lên bếp, vặn nhỏ lửa hoặc để lửa ở mức trung bình. Rang gạo cho đến khi hạt gạo chuyển sang màu nâu sẫm, tỏa mùi thơm. Thời gian rang gạo có thể thay đổi tùy thuộc vào mức lửa và độ dày của chảo, nhưng thường không vượt quá 5 phút. Trong lúc rang cần đảo đều kẻo gạo bị cháy.
3. Đổ gạo ra đĩa, để nguội. Bạn có thể rang thêm gạo lứt (nếu muốn).
4. Xác định lượng trà bạn muốn pha. Một thìa canh gạo lứt rang sẽ cho 1 tách trà có hương vị mạnh. Thử nghiệm với lượng gạo lứt cho phù hợp với sở thích của bạn.
Cho lượng gạo mong muốn vào một cái rây trà (hoặc dụng cụ lọc trà) cùng với lá trà xanh. Một thìa cà phê lá trà xanh sẽ cho 1 tách trà.
5. Đun nóng nước đến nhiệt độ khoảng 180 độ F (82 độ C). Cho rây trà lên cốc rỗng, đổ nước nóng lên rây trà. Ngâm khoảng 3 phút.
6. Nhấc rây trà ra, đặt sang một bên. Đổ trà gạo lứt ra cốc hoặc ly rồi thưởng thức.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với trà gạo lứt!
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lợi ích của trà và cà phê
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.