Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tìm hiểu về caffein trong đồ uống

Không phải ai cũng biết được những sự thật về caffein, kể cả những người thường xuyên uống cà phê.

Hiểu biết về caffein trong đồ uống

Caffein ngày càng được sử dụng rất rộng rãi trong rất nhiều thực phẩm trên thế giới. Bạn có thể tìm thấy ở trà, cà phê, soda, nước uống năng lượng, thực phẩm hỗ trợ giảm cân và sô cô la. Việc tiêu thụ một số lượng nhỏ và vừa phải caffein vẫn an toàn, nhưng một vài người vẫn trở nên phụ thuộc và rất khó khăn để cắt bỏ việc sử dụng caffein của họ.

Tác dụng thật sự của caffeine

Mặc dù chưa đủ các thử nghiệm để chứng minh, các rối loạn liên quan đến sử dụng caffein vẫn được DSM-5 đề cập đến như một yếu tố nguy cơ để cân nhắc có những nghiên cứu sâu hơn. Lý do là vì tác dụng kích thích và tác dụng phụ của caffein có thể tương tự một số loại thuốc gây hưng phấn thần kinh. Một số người, đặc biệt là các bạn trẻ đang sử dụng và lạm dụng caffein như một thức uống năng lượng để đạt được trạng thái phấn khích cho bản thân, thậm chí còn kết hợp giữa caffein và rượu để nâng cao mức độ khoái cảm hơn.

Các rối loạn liên quan đến caffein bao gồm hội chứng ngộ độc caffein và hội chứng cai caffein.

Mặc dù nhiều người Mỹ thường sử dụng caffeine, nhưng chỉ có một số ít mới gặp vấn đề về mặt xã hội và công việc bởi thói quen này. Tuy nhiên, Hiệp Hội Tâm Thần Hoa Kỳ (APA) công nhận ngộ độc caffeine là một bệnh lý có tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng, cùng với Rối loạn giấc ngủ, lo âu do caffeine và hội chứng cai caffeine.

Nhiều thực phẩm có chứa caffeine như cà phê, trà, socola, và đồ uống có ga. Caffeine cũng có trong các loại thuốc không kê đơn như thuốc giảm đau, thuốc ức chế thèm ăn và thuốc cảm. Caffeine hoạt động như một chất kích thích hệ thần kinh trung ương và cũng là một chất lợi tiểu. Có các tin đồn rằng cà phê sẽ làm người say tỉnh táo. Điều này hoàn toàn không đúng, bởi caffeine chỉ làm cho người ta bồn chồn kích động. Không bao giờ đưa caffeine cho người đang bị bỏng lạnh hoặc bị hạ thân nhiệt. Là một chất kích thích, caffeine có thể làm tim đập nhanh hơn và làm gia tăng ảnh hưởng của cảm cúm lên trên cơ thể.

Caffeine trong đồ uống

Vậy lượng caffein trong các thức ăn và đồ uống chúng ta đang sử dụng nhiều như thế nào? Cùng tìm hiểu các thông tin dưới đây:

  • Cà phê, pha phin, 40 đến 180mg/tách. 
  • Cà phê, gói hòa tan, 30 đến 120mg/tách.
  • Cà phê, loại decaf (lọc bỏ caffeine), 3 đến 5mg/tách. 
  • Trà, pha kiểu Mỹ, 20 đến 90mg/tách. 
  • Trà, pha kiểu nhập khẩu, 25 đến 110mg/tách. 
  • Trà, gói hòa tan, 28mg/tách.
  • Trà, đóng lon ướp lạnh, 22 đến 36mg/340g
  • Cola và những loại nước ngọt khác có caffeine, 36 đến 90mg/340g.
  • Cacao, 4mg/tách. 
  • Socola sữa, 3 đến 6mg/28g.
  • Socola, đen đắng, 25mg/28g

Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: Caffein ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta như thế nào?

Pgs.Ts.Bs. Nguyễn Xuân Ninh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Psychologytoday
Bình luận
Tin mới
  • 18/09/2024

    Mỗi phút tiếp xúc ánh sáng xanh phá hủy hàng triệu tế bào nhãn cầu

    Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.

  • 18/09/2024

    Nên bắt đầu cho trẻ tập luyện thể thao như thế nào?

    Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.

  • 17/09/2024

    Ngủ 6 tiếng mỗi ngày có được coi là đủ?

    Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.

  • 17/09/2024

    Giải mã những hiểu lầm về Vitamin K2

    Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.

  • 16/09/2024

    Làm thế nào để tăng cường khả năng ghi nhớ?

    Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.

  • 16/09/2024

    7 cách phòng ngừa tăng huyết áp

    Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.

  • 15/09/2024

    5 thói quen làm suy yếu hệ miễn dịch

    Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.

  • 15/09/2024

    Bổ sung vitamin K đúng cách cho trẻ em

    Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?

Xem thêm