Cà phê - Lợi hay hại cho sức khỏe?
Cẩn thận nghiện cà phê
Hầu hết mọi người có thể an toàn khi dung nạp đến 400 miligam (mg) cà phê mỗi ngày (tương đương với khoảng 4 cốc cà phê nhỏ). Nhưng không nên uống quá nhiều, sẽ gây hại. Giống như nicotin và nhiều chất kích thích khác, caffein là chất gây nghiện. Nghiện cà phê tới mức mà không có cà phê uống sẽ cảm thấy khó chịu, uể oải, bần thần, thậm chí mệt mỏi…
Nhiều người chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ uống cà phê mà không hút thuốc lá. Tuy nhiên, sự kết hợp này liệu có tốt cho sức khoẻ? Hút thuốc lá và uống cà phê cùng lúc sẽ làm xơ cứng động mạch, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Cách uống cà phê cũng rất quan trọng. Uống cà phê sữa thậm chí còn có hại nếu người uống đã bị tăng mỡ trong máu. Theo chuyên gia dinh dưỡng ở Đức, uống cà phê nhiều đường, như thói quen của nhiều người, thậm chí còn tệ hơn, vì hỗn hợp cafein và đường là nguyên nhân gây co thắt mạch vành đột ngột ở người thiếu máu cơ tim.
Theo một kết quả từ công trình nghiên cứu ở Áo, cà phê có tác dụng lợi tiểu nên dễ gây rối loạn nước và chất điện giải nếu người uống cà phê uống quá nhiều mà quên uống nước. Hậu quả là nhiều loại muối khoáng như oxalat, urat dễ bị kết tủa rồi sinh sỏi ở đường tiết niệu.
Cà phê có thể gây nghiện.
Coi chừng say cà phê!
Một số người nhạy cảm với chất caffein và sau khi dung nạp một lượng caffein nhất định hoặc lạm dụng cà phê bằng cách uống cà phê đậm đặc vào những thời điểm không phù hợp sẽ dẫn đến triệu chứng say cà phê với rất nhiều hệ quả như: Cảm giác bồn chồn gây khó chịu; cáu gắt; khó ngủ hoặc mất ngủ; lo lắng hoặc căng thẳng; đau bụng; tăng nhịp tim hoặc tăng huyết áp; co thắt cơ; co thắt bụng, cồn cào ruột gan.
Cafein có vai trò kích thích quá trình giải phóng epinephrine và norepinephrine ở tuyến thượng thận, những hormon này sẽ tiếp tục kích thích quá trình hoạt động của các tế bào và tăng tốc các phản ứng xảy ra trong cơ thể. Khi uống quá nhiêu cà phê, do tuyến thượng thận tăng cường sản xuất nội tiết tố nên tim sẽ đập nhanh hơn khiến cho người uống cà phê bị run run và thiếu tự chủ. Những người nhạy cảm với cà phê có thể bị rối loạn đường tiêu hóa hoặc các triệu chứng liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác. Cà phê có thể làm ợ nóng và các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản tồi tệ hơn. Chất caffein có thể làm giãn cơ vòng ở đầu dưới của ống thực quản, gây ra trào ngược dịch vị dạ dày.
Triệu chứng gây ra bởi sự nhạy cảm với cà phê thường sẽ biến mất nếu người đó ngừng uống cà phê hay thức ăn, uống chứa caffein.
Khi bị say cà phê, cần uống nhiều nước lọc vì chất cafein ngấm vào máu rất nhanh nhưng lại dễ hòa tan trong nước và bài tiết qua nước tiểu. Vì thế, uống nhiều nước sẽ giúp pha loãng cũng như bài tiết nhanh chất này.
Ai không nên uống cà phê?
Caffein làm tăng hàm lượng dopamine - chất truyền dẫn thần kinh có chức năng tạo cảm giác hưng phấn trong não, do đó, uống nhiều cà phê sẽ gây cảm giác lo lắng, bồn chồn.
Uống cà phê quá muộn - sau 6 giờ chiều là một trong các lý do dẫn đến mất ngủ, dù là chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định được tác dụng ức chế trung khu ngủ của cà phê. Theo các nhà nghiên cứu ở Úc, thường thì cà phê không gây mất ngủ hẳn nhưng làm giảm độ sâu của giấc ngủ, làm mất giấc mơ, nghĩa là cản trở chức năng của giấc ngủ và nhất là gây cảm giác mệt mỏi khi thức dậy.
Cà phê có thể gây hồi hộp hay thậm chí gây rối loạn nhịp tim ở người bị cường tuyến giáp hay rối loạn dây truyền thần kinh giao cảm, chẳng hạn trong giai đoạn mãn kinh, mặc dù hậu quả đó chỉ có tính chất tạm thời, ngắn hạn và không đủ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trên tim mạch.
Với người không quen uống cà phê hay cho dù uống thường nhưng gặp loại có quá nhiều caffein thì tim có thể đập nhanh và tăng huyết áp, nhất là với người nghiện thuốc lá.
Còn những người đã bị viêm loét dạ dày sẽ dễ bị cồn cào, thậm chí đầy hơi hay ợ chua khi uống cà phê lúc bụng đói vì cà phê làm bài tiết dịch vị. Người bị rối loạn tâm thần nên tuyệt đối tránh xa cà phê để tránh nhiều phản ứng khó tiên liệu.
Phụ nữ mang thai, cho con bú không nên uống cà phê bởi chất caffein sẽ thông qua máu và ngấm vào sữa, chất dinh dưỡng nuôi con. Từ đó, chất độc sẽ truyền cho con gây ức chế trẻ, làm trẻ say, đau đầu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ. Hơn nữa, thai phụ mang thai 3 tháng cuối nên tránh hoàn toàn cà phê để tránh trường hợp sinh khó vì thời gian chuyển dạ sẽ kéo dài hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Caffeine ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta thế nào?
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh