Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nở rộ trào lưu tắm trắng, bác sĩ cảnh báo nguy cơ ung thư da

Với mong muốn sở hữu làn da "trắng muốt như Ngọc Trinh", nhiều chị em đổ xô đi tắm trắng da, uống thuốc trắng da, tiêm truyền trắng da... Tuy nhiên, các bác sĩ da liễu cảnh báo trào lưu này tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe trong đó có nguy cơ ung thư da. Trên thực tế, da trắng không hẳn đã là da khỏe, đẹp.

Nở rộ trào lưu tắm trắng, bác sĩ cảnh báo nguy cơ ung thư da

Không khuyến khích tắm trắng

Đánh trúng tâm lý chị em, hiện nay rất nhiều spa, thẩm mỹ viện quảng cáo rầm rộ cách tắm trắng, tiêm truyền trắng da. Trên mạng xã hội facebook, rất nhiều trang làm đẹp online nở rộ, nhiều quảng cáo livestream giới thiệu về tắm trắng, truyền trắng da với giá khá "chát" từ vài chục đến trăm triệu đồng cho một liệu trình.

Tuy nhiên theo ThS.BS Vũ Thái Hà – Trưởng khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc, BV Da liễu Trung ương, hiện Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về việc tiêm, truyền để làm da trắng sáng như nhiều trang mạng quảng cáo. Ở Mỹ cũng không khuyến cáo việc tiêm, truyền vào tĩnh mạch để làm trắng da, mà chỉ khuyên làm trắng da trong các trường hợp bệnh lý như bạch biến lan tỏa, hay trong các vấn đề thẩm mỹ có tăng sắc tố như rám má, tăng sắc tố sau viêm.... bằng thuốc bôi, hay laser.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và nhiều tổ chức quốc tế khác cũng chưa có nghiên cứu về truyền chất làm trắng da và không khuyến cáo làm trắng da bằng phương pháp này. Hai chất thường có trong các thành phần của công thức truyền trắng trên thị trường hiện nay mà có cơ chế tác động vào hình thành sắc tố rõ ràng là glutathion và vitamin C .

Ảnh minh họa.

"Trong tác dụng làm trắng sáng thì Glutathion tác động vào quá trình tổng hợp sắc tố gồm ức chế hình thành sắc tố màu nâu, đen, tăng hình thành sắc tố đỏ, nên làm da trắng hồng hơn. Sau khi thuốc được thải trừ thì tác dụng này cũng hết chứ không phải có tác dụng mãi mãi. Còn với Vitamin dùng quá liều có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe"- ThS. Hà nói.

TS.BS Phạm Cao Kiêm - Trưởng khoa Phẫu thuật thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, BV Da liễu Trung ương cũng cho rằng, tắm trắng rất nguy hại, đặc biệt mùa hè nắng chói chang đang đến gần. Ông không khuyến khích việc tắm trắng, hoặc dùng các loại thuốc trắng da, nhất là tắm trắng với tần suất liên tục. Bởi chu kỳ phát triển của tế bào khoảng 30 ngày, phải đợi lớp da ngoài sừng hóa dần, chết đi, lớp trong dần phát triển. Nếu thực hiện việc tắm trắng liên tục càng nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Da trắng nguy cơ ung thư cao hơn da đen

ThS. Hà cho biết, khi sinh ra, cơ thể đã quyết định màu da của mỗi người. Thường là người da trắng sẽ ít được bảo vệ nên da dễ bị ung thư, còn người da đen lại ít bị ung thư hơn do ngăn chặn được tác động vào ADN. Do đó, việc làm trắng da là làm mất đi “đội bảo vệ” của da nên nguy cơ bị ung thư là rất lớn.

"Da đẹp phải là làn da khỏe, tươi sáng, đồng đều, không bị các vết nám, đốm. Nhiều người Việt Nam cho rằng da trắng mới là đẹp nên đã làm trắng da và là mất màu da gốc, điều này hết sức sai lầm. Để đạt được màu da trắng, phải sử dụng chất gây độc, làm đi mất sắc tố của da"- ThS. Hà nói.

Đồng quan điểm, TS. Kiêm phân tích, bản chất của tắm trắng là lột lớp tế bào sừng của da khiến da bóng hơn, mịn màng hơn nên người ta tưởng là trắng lên. Nhưng hậu quả là bạn sẽ mất đi lớp sừng bảo vệ da, da non sức chịu đựng sẽ kém đi dưới ánh nắng mặt trời. Ngay cả với viên uống trắng da, bản chất cũng là hạn chế sự phát triển của các sắc tố trên da phát triển. Trong khi đó đây là lớp giúp chống đỡ lại tia nắng mặt trời, tia UV để bảo vệ da.

"Tia cực tím là nguyên nhân chính gây cháy nắng, ung thư da. Một khi làn da mất khả năng chống đỡ khỏi tia cực tím, lại không có các biện pháp bảo vệ da như mặc quần áo kín, che chắn, dùng kem chống nắng thì dễ có nguy cơ mắc ung thư da"- TS. Kiêm cảnh báo.

Người dân nên đến cơ sở da liễu uy tín để chăm sóc da.

Không nên lạm dụng lột, tẩy da

Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm quảng cáo trắng da chủ yếu đều mang tính chất lột, tẩy đi lớp tế bào biểu bì (tế bào sừng trên cùng) bị già hoá, đen do bị tác động của môi trường, tia tử ngoại. TS. Kiêm khuyến cáo, nếu lột, tẩy liên tục sẽ khiến da sẽ trở nên rát, đỏ ứng, dễ bị kích ứng.

Hơn nữa, da trắng hay đen là do cấu trúc tự nhiên của gen nên dùng thuốc không thể thay đổi được màu sắc của da. Việc tác động từ bên ngoài chỉ có tác dụng rất hạn chế. Tắm trắng thực chất là sử dụng mỹ phẩm để lột bỏ lớp da chết bên ngoài trong thời gian nhất định chứ không thể làm thay đổi số lượng sắc tố trong da.

"Việc tẩy tế bào chết cũng chỉ nên thực hiện 1 lần/tuần là đủ để không gây lột tẩy hết lớp tế bào sừng, lộ vùng da non rất dễ bị bắt nắng, xấu da và gây hại cho da. Người dân có thể dùng một số sản phẩm có tính chất lột nhẹ để loại bỏ lớp tế bào sừng ở vùng mặt, thân nhưng phải rõ nguồn gốc, axit có nguồn gốc từ hoa quả thì sẽ có độ an toàn cao hơn."- TS. Kiêm tư vấn.

Để giữ làn da không bị đốm, nám, ThS. Hà tư vấn có thể sử dụng kem chống nắng nhiều thành phần, để ức chế, ngăn ngừa gốc tự do hoặc ngăn ngừa kích thích tế bào sừng và giảm tổng hợp sắc tố. Thực tế cho thấy, phụ nữ có thai sử dụng kem chống nắng đã hạn chế được nám trong thai kỳ tới 90%. 

Có thể bôi Vitamin C nhưng nên vào buổi tối vì chất này không ổn định dễ bị phá hủy. 

Phương pháp nữa là lột da bằng dùng axit nồng độ khác nhau để tăng nhanh quá trình sừng hóa, làm da bong tróc nhanh, kích thích da mới tái tạo khiến da sáng, tăng sinh. Việc này nhất định phải do bác sĩ thực hiện. 

Cũng có thể trị liệu bằng máy móc kích thích tế bào xơ non collagen phá vỡ tế bào nhiễm sắc tố bằng laser. 

Hoặc dùng sóng RF làm co sợi collagen lại; sử dụng sóng siêu âm hội tụ năng lượng cao biến thành nhiệt, sử dụng kim lăn tạo kích thích nhỏ đưa thuốc vào cơ thế, làm thon gọn tiêu mỡ… Những phương pháp này đều được các nước công nhận vì ít nguy cơ sốc hơn là truyền để làm trắng da.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Để da luôn rạng ngời giữa những áp lực cuộc sống
Dương Hải - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm