Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Não bộ và những điều chưa biết -Phần 2

Não là cơ quan phức tạp và bí ẩn nhất trong cơ thể con người. Các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu về chúng nhưng bộ não vẫn còn nhiều điều bí ẩn với chúng ta.

Những sự thật thú vị về não bộ

8. Kích thước của bộ não có quan trọng?

Một câu hỏi gây nhiều tranh cãi trong các cuộc thảo luận là kích thước bộ não có ảnh hưởng đến trí thông minh của chúng ta hay không? Bác sĩ Tarawneh cho biết: Kích thước não bộ không hề có mối liên quan với trí thông minh hay khả năng học hỏi những điều mới mẻ. So sánh não bộ của những người nổi tiếng trên thế giới, các nhà văn, nhà báo sau khi phẫu thuật đã chỉ ra rằng không hề có mối liên quan giữa trí thông minh và kích thước bộ não. Thậm chí giữa các loài khác nhau, khi so sánh về tỉ lệ giữa bộ não và cơ thể, những loài vật thông minh hơn không hề có bộ não to hơn những loài còn lại.

9. Kích thước não bộ khiến các em bé dễ sinh non

Lý thuyết về “giai đoạn thứ 4 của thai kỳ” đã đưa ra giả thuyết rằng các em bé có thể sinh non trong khi cơ thể còn rất mỏng manh. Một chuyên gia cho biết: Tôi luôn nói với các bà mẹ rằng tất cả các em bé đều sinh non. Bạn thử so sánh mà xem, một con ngựa vừa đẻ ra có thể đi được ngay từ những ngày đầu nhưng các em bé thì hoàn toàn không làm như vậy được. Trẻ sơ sinh không thể đi hay chạy, thậm chí không thể ợ mà thiếu sự giúp đỡ từ bố mẹ. Ngựa tồn tại dựa vào cơ thể còn con người chúng ta tồn tại phụ thuộc vào bộ não. Vì vậy cơ thể đã tiến hóa để loại bỏ những đứa trẻ thiên tài ra khỏi tử cung sớm trước khi đầu chúng lớn đến mức có nguy cơ mắc kẹt trong tử cung.

10. Bộ não không trưởng thành cho đến tuổi 25

Cơ thể chúng ta đã phát triển đầy đủ cho đến tuổi trưởng thành, tuy nhiên bộ não vẫn chưa hề hoàn thiện chức năng cho đến tuổi 25. So sánh với những bộ phận khác, não bộ của bạn vẫn tiếp tục phát triển cho dù bạn đã 20 tuổi. Các chuyên gia cho biết, bộ não phát triển từ phía sau đến phía trước, kết thúc phát triển ở vùng não bộ. Vùng não bộ chịu trách nhiệm cho những suy nghĩ ở mức độ cao cấp hơn, đề cập đến những chức năng như đánh giá, xử lý vấn đề, lập kế hoạch phức tạp, suy nghĩ tổ chức, phát triển cá nhân và điều khiển sự việc. Hệ thần kinh tưởng thưởng của não bộ là vùng hoạt động mạnh mẽ nhất trong giai đoạn thanh niên nhưng sẽ trở về mức độ bình thường cho đến giữa những năm 20 tuổi. Bởi vậy mỗi cá nhân sẽ trở nên kém nhạy cảm với các áp lực tương tự và dễ dàng điều khiển các nguy cơ trong khoảng những năm 20 so với giai đoạn vị thành niên.

11. IQ không hề cố định

Mặc dù các nghiên cứu vẫn đang trên đường tìm kiếm câu trả lời cho nguồn gốc trí thông minh, hiểu biết về IQ và trí thông minh cho biết nó không hề cố định mà sẽ thay đổi trong suốt cuộc đời. Thực tế nhiều nhà nghiên cứu vẫn đang tranh cãi rằng không có gì giống như IQ, tất cả những kinh nghiệm, những điều chúng ta học hỏi được đều có thể thay đổi theo thời gian. Chế độ ăn uống và những yếu tố của môi trường hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến IQ. 

12. Nam và nữ không hề học tập khác nhau

Có rất nhiều sự khác biệt giữa nam và nữ, tuy nhiên điều này không có nghĩa là khả năng học tập cũng khác nhau. Nhìn chung, kích thước não bộ ở nam lớn hơn nữ, trong khi vỏ não của nữ dày hơn của nam. Các chuyên gia cho biết, sự khác biệt ở đây không chỉ về cấu trúc giải phẫu. Nam và nữ có sự mở rộng theo các hướng khác nhau, ví dụ phụ nữ giải quyết tốt các vấn đề về khả năng ngôn ngữ và viết, trong khi nam giới tốt hơn trong giải quyết vấn đề và các kĩ năng về thị giác, thính giác. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cả hai giới đều có khả năng toán học như nhau, não bộ của nam và nữ có nhiều điểm chung hơn là khác biệt và có rất nhiều biến đổi giữa các cá nhân cùng giới.

13. Những trò chơi trí tuệ không hề khiến bạn thông minh hơn

Có thể bạn nghĩ rằng việc chơi tốt các trò chơi như Sudoku hay giải ô chữ sẽ giúp tăng khả năng của não bộ. Tuy nhiên đáng tiếc là nó không hề như vậy. Giả sử bạn thích chơi giải ô chữ và chơi nó hàng ngày, việc đó chỉ làm cho kĩ năng chơi trò chơi này của bạn tốt hơn, nhanh hơn. Giới hạn của trò chơi chỉ là nỗ lực tinh thần mà bạn dành cho thử thách chứ không hề giúp bạn xây dựng vốn từ vựng, không có khả năng mở rộng các lập luận cấp cao hơn chẳng hạn như đưa ra quyết định, lập kế hoạch hoặc đánh giá. Một ví dụ khác: Ngay cả khi bạn nhớ giỏi vị trí của khối lập phương đỏ nằm trên màn hình, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ luôn nhớ mình đặt chìa khóa xe ở đâu. Nhóm một số nhà nghiên cứu đã kí vào báo cáo bác bỏ thông báo rằng các trò chơi trí tuệ có thể làm chậm lại việc suy giảm nhận thức của mỗi chúng ta vì hiện tại vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này.

14. Tương tác xã hội rất tốt cho não bộ

Khi trở nên già đi, nếu bạn muốn duy trì được sự sắc sảo của bản thân thì các kích thích từ xã hội cũng vô cùng quan trọng chứ không đơn giản chỉ là tích lũy thêm kiến thức cho mình. Các nhà khoa học đã chứng minh, những hoạt động xã hội có ý nghĩa thực sự sẽ duy trì hoặc tăng cường chức năng của não bộ. Trung tâm trí nhớ trong bộ não ở người trung tuổi duy trì kích thước não bộ và chỉ tăng trưởng khiêm tốn trong trường hợp có tham gia các hoạt động xã hội có ý nghĩa. Vì vậy, hoạt động tình nguyện, thăm bạn bè và gia đình, hoạt động xã hội thực sự giúp ích cho não bộ khi chúng ta già đi.

Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: Lời khuyên đơn giản cho một trí óc minh mẫn

Ths.Lê Thanh Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo RD.com
Bình luận
Tin mới
  • 07/10/2024

    Những thực phẩm giàu vitamin D bậc nhất

    Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

Xem thêm