Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi nào nên chuyển sang chế độ ăn chay?

Dưới đây là một số lưu ý cho người có ý định chuyển sang chế độ ăn chay hoặc đang ăn chay.

Khi nào nên chuyển sang chế độ ăn chay?

Các chuyên gia khuyến cáo, bạn chỉ chuyển sang chế độ ăn chay khi thực sự hiểu biết để tránh những suy nghĩ tiêu cực tác động lên sức khỏe của bạn.

Bạn cần chuẩn bị tâm lý cho những người ăn cùng với bạn hàng ngày (thường là gia đình) và lường trước cách xử lý các tình huống gặp phải như khi đi dự tiệc, đi công tác…

Bạn cần một kế hoạch ăn chay nghiêm túc, hợp lý và khoa học, chứ không phải sẵn gì ăn đó. Bạn nên chuyển chế độ ăn của mình một cách từ từ, giảm thịt dần dần, có thể tiến đến ăn chay trường. Có thể bắt đầu bằng “bữa sáng không thịt”, rồi “bữa trưa không thịt”, đến “bữa tối không thịt”. Nếu không lựa chọn ăn chay trường, bạn có thể ăn chay kỳ, tùy điều kiện mỗi người mỗi gia đình.

Một số nghiên cứu trên thế giới chỉ ra những người ăn chay có hàm lượng sắt dự trữ và Vitamin B12 có thể thấp hơn những người không ăn chay. Tuy nhiên, có những cuộc khảo sát trong số những người ăn thuần chay cho biết tình trạng thiếu chất sắt (thiếu máu) không nhiều hơn so với dân số không ăn chay.

Do vậy, người ăn chay không nên quá lo lắng về vấn đề này. Chúng ta nên lưu ý đến các loại thực phẩm có nhiều chất sắt, vitamin B12 trong khẩu phần ăn hoặc sử dụng các sản phẩm có bổ sung các chất này. Chúng ta cũng cần lưu ý đến việc hấp thu sắt có liên quan đến Vitamin C. Khi nấu ăn, sự kết hợp vật liệu nấu là điều quan trọng.

ăn chay

Ảnh minh họa.

Bạn cũng lưu ý đến vấn đề hóa chất bảo vệ thực vật và nấm mốc trong các loại hạt. Có thể hạn chế bằng cách lựa mua nguồn thực phẩm sạch; có thể tự trồng các loại rau, củ nếu có điều kiện; mùa nào dùng thức đó; không nên lựa mua những thực phẩm trái mùa hoặc quá to, quá bất thường; ngâm rửa kỹ thực phẩm trước khi nấu; với các loại hạt như đậu đỗ rất nên phơi dưới ánh nắng mặt trời nhiều lần trước khi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh hoặc sử dụng (vì khi chúng ta nấu thậm chí ninh trong nhiều giờ, lượng độc tố nấm trong các loại hạt cũng không mất đi, chỉ có tia cực tím của mặt trời có thể tiêu diệt các độc tố này).

Như vậy, rất mong mọi người khi đọc bài viết có hiểu biết đầy đủ hơn về ăn chay. Nếu có thể giảm thịt và từ từ chuyển sang chế độ ăn chay thì rất tuyệt vời (Có thể ăn chay kỳ hoặc ăn chay trường, tùy điều kiện của mỗi người). Và dù bạn không thể giảm thịt, không muốn giảm thịt và vẫn giữ cách ăn uống của mình thì cũng không nên phản đối, phê phán hay có sự lo lắng cho những người ăn chay. Nếu không thể ủng hộ họ thì cũng không nên đưa ra những nhận định thiếu cơ sở khoa học làm cản trở việc ăn chay của họ. Còn những đóng góp mang tính chất xây dựng để chế độ ăn chay của họ trở nên tốt hơn, hợp lý hơn mà có căn cứ thì rất được hoan nghênh.

Một số nhân vật nổi tiếng ăn chay trường: Albert Einstein, Leonardo da Vinci, Bill Clinton, Robert Cheeke (Vận động viên thể hình), Peter Burwash (Nhà vô địch quần vợt), Newton, Thomas Edison, Léon Tolstoi (Đại văn hào nước Nga), James Cameron..v.v.. 

Những người này tất cả đều là người trường chay, họ vẫn giỏi, vẫn làm những việc bình thường hoặc phi thường. Ngoài ra, Ấn Độ có nửa tỉ người ăn chay từ xưa cho đến nay ở các thế hệ, mọi đối tượng và lứa tuổi. Israel là dân tộc thứ nhì về số lượng người ăn chay.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bạn nghĩ gì về người ăn chay và chế độ ăn chay

Lưu Thị Kim Oanh - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm